Sụt giảm kỷ lục, 2 lĩnh vực từng là động lực thành lực cản tăng trưởng kinh tế Việt Nam

© TTXVN - Vũ Quang ĐánTuyên Quang: Tạo đột phá trong phát triển công nghiệp
Tuyên Quang: Tạo đột phá trong phát triển công nghiệp - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
Đăng ký
Xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng trong bối cảnh tăng trưởng các nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu đặc biệt ở nhu cầu tiêu dùng.
Theo các chuyên gia, tăng trưởng GDP năm nay sẽ thấp hơn mục tiêu 6,5% do nền kinh tế mất đi hai động lực nói trên.

Sản xuất công nghiệp lần đầu tăng trưởng âm trong 12 năm

Trong nhiều năm qua, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp luôn được xem là hai động lực chính của nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, những số liệu tăng trưởng thương mại gần đây được ghi nhận đã cho thấy tình trạng xấu đi đáng kể của hai lĩnh vực này.
Theo đó, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý 1/2023 lần đầu tăng trưởng âm (giảm 2,2%) trong 12 năm qua (tính từ năm 2012, là năm quyết định tính các chỉ số vĩ mô theo giá so sánh 2010).
Giữa lúc nhu cầu của người tiêu dùng sụt giảm trên toàn cầu, hoạt động sản xuất chậm lại đã xuất hiện ở các phân khúc chính: hàng may mặc (-7,7%), giày dép (-4%), máy tính, sản phẩm điện tử & quang học (-6%), thiết bị điện (-6,9% ), nội thất (-13,5%) và sắt thép (-2,4%).
Sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành vốn có truyền thống dẫn đầu về xuất khẩu cũng không mấy tích cực. Theo đó, trong số 17 tỉnh thành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước năm 2022, сó đến 15 địa phương ghi nhận đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp quý đầu năm 2023 chậm lại so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh, tỉnh đứng thứ hai cả nước về xuất khẩu, ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất, đến -18,67%.
Đây là quý thứ 3 liên tiếp Bắc Ninh sụt giảm IIP (quý 3/2022 giảm 0,85%; quý 4/2022 giảm 7,5%).
Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh lý giải, điều này chủ yếu là do năng lực nội tại của các doanh nghiệp chưa phục hồi hoàn toàn sau Covid-19, cộng thêm những khó khăn về thị trường, đơn hàng, nguồn vật tư khiến nhiều doanh nghiệp trong tỉnh phải thu hẹp sản xuất, giãn giờ làm.
Việc thiếu hụt đơn hàng, sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng cũng gây áp lực đáng kể. Trong khi đó, các FTA thế hệ mới nhìn chung chưa mở rộng được thị trường mới cho xuất khẩu.
Tương tự, tỉnh Vĩnh Phúc cũng ghi nhận mức giảm gần 8%. Cùng kỳ năm 2022, chỉ số IIP của tỉnh này từng đạt mức tăng hơn 15%. Trong khi đó, IPP của Tây Ninh giảm 0,3%.
Còn lại, các trung tâm sản xuất lớn khác như Bình Dương, Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai đều ghi nhận mức tăng trưởng IIP dưới 1%, thấp hơn so với quý 1/2022.
Trong top 20 địa phương về xuất khẩu, chỉ có Long An và Phú Thọ là có chỉ số IIP quý 1 tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm ngoái.
Riêng Hải Phòng, Hưng Yên và Bà Rịa - Vũng Tàu là những tỉnh thành thuộc nhóm dẫn đầu về xuất khẩu nhưng hiện chưa công bố số liệu chi tiết kinh tế quý 1/2023.
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Ngành sản xuất Việt Nam đi thụt lùi

Xuất khẩu lần đầu sụt giảm kỷ lục 15 năm

Xuất khẩu hàng hóa đã giảm 11,8% trong quý 1/2023 so với một năm trước. Đây là mức tăng thấp nhất của quý đầu năm trong vòng 15 năm trở lại đây.
Số liệu Tổng cục Hải quan ghi nhận, có đến 76% mặt hàng chủ lực tăng trưởng âm, trong khi chỉ có 11 mặt hàng đạt mức tăng trưởng dương.
Trong đó, giảm sâu nhất là than các loại (-98,6%), phân bón các loại (-40,9%), và sản phẩm mây, tre, cói và thảm (-37,7%)
Như vậy, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp của Việt Nam rõ ràng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong bối cảnh tăng trưởng các nền kinh tế có dấu hiệu suy yếu, nhu cầu tiêu dùng giảm sút. Giới chuyên gia đánh giá, tăng trưởng GDP năm nay sẽ thấp hơn mục tiêu 6,5%, khi mà nền kinh tế mất đi hai động lực nói trên.

Tìm động lực tăng trưởng thay thế

Vừa qua, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) đã hạ dự báo tăng trưởng xuất, nhập khẩu năm 2023. Ở kịch bản tiêu cực, xuất khẩu có thể giảm 2,2% và nhập khẩu giảm 2,4% Trong khi đó, với kịch bản tích cực, xuất khẩu có thể tăng 3,9% và nhập khẩu tăng 2,9%.
Ở cả 2 kịch bản trên, tăng trưởng xuất nhập khẩu đều sụt giảm mạnh sau nhiều năm phát triển.
Trong khi đó, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì cho rằng, cùng với việc chỉ số sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ, chỉ số PMI trong tháng 3 giảm trở lại ở mức 47,7 điểm, các đơn đặt từ nước ngoài lần đầu giảm, khả năng các hoạt động sản xuất chưa thể hồi phục mạnh trong quý 3 năm nay.
Theo các chuyên gia VCBS, các điều kiện sản xuất nhìn chung vẫn tiềm ẩn những yếu tố không thuận lợi. Dù vậy, khu vực dịch vụ lại đang tiếp tục tăng trưởng ổn định và trở thành động lực tăng trưởng chính.
Các nhà phân tích dự báo tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm có thể đạt 4,18%-4,39%. Tính chung cả năm 2023, tăng trưởng GDP ước đạt 5,52% - 5,93%.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại Sơn La - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Thế giới "thắt lưng buộc bụng", xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh
Từ đầu năm, Chính phủ thể hiện quyết tâm đẩy mạnh hoạt động giải ngân đầu tư công với tổng vốn trên kế hoạch 700.000 tỷ đồng (tăng 25% kế hoạch 2022). Trọng tâm chủ yếu ở các dự án nhằm đẩy mạnh liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế. Điều này đươc thể hiện rõ qua chỉ báo vốn đầu tư thực hiện từ NSNN.

"Đây là được xem là động lực thay thế quan trọng với chỉ báo tăng trưởng trong trường hợp các động lực tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo không đạt kỳ vọng", - Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn quan điểm của VCBS nhận định.

Trong khi đó, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo tăng trưởng GDP năm nay chỉ đạt 5% trong bối cảnh kinh tế thế giới ngấp nghé bờ vực suy thoái, sự suy giảm của thị trường bất động sản và tiêu dùng trong nước chỉ ở giai đoạn đầu. Thêm vào đó, kỳ vọng về việc Trung Quốc mở cửa và phục hồi đang diễn biến khá chậm.
Cũng theo VDSC, một trong những cỗ máy tăng trưởng tốt nhất của Việt Nam từ trước đến nay là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo cũng đang suy giảm rõ rệt.
Vừa qua, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định, tốc độ tăng trưởng chậm lại trong quý 1 chủ yếu là do xuất khẩu sản phẩm chế tạo giảm mạnh, đây cũng là lĩnh vực cần được theo dõi chặt chẽ.
WB khuyến cáo, nếu nhu cầu trong nước và bên ngoài vẫn tiếp tục yếu, Chính phủ nên xem xét hỗ trợ tổng cầu bằng cách đẩy nhanh giải ngân đầu tư công.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала