Việt Nam tiến thoái lưỡng nan về ưu đãi thuế cho Samsung, Intel và các ông lớn FDI

© Ảnh : VGP/HTBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.04.2023
Đăng ký
Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, các vấn đề xung quanh việc áp dụng hay không áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đang đặt ra thách thức không nhỏ với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Lãnh đạo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính lưu ý, các biện pháp ưu đãi thuế với nhóm doanh nghiệp FDI lớn tại Việt Nam sẽ không còn nhiều tác dụng khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu.

Việt Nam gặp thách thức không nhỏ về cạnh tranh môi trường đầu tư

Ngày 18/4, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội thảo “Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu: Kinh nghiệm áp dụng của các quốc gia, dự kiến tác động và khuyến nghị giải pháp cho Việt Nam”.
Hội thảo đã bàn về những tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu với các chính sách thuế Việt Nam đang áp dụng đối với nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, theo nguyên tắc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu mà OECD/G20 công bố, các nước thành viên không bắt buộc áp dụng, nhưng nếu áp dụng các quy định này thì phải thực hiện nhất quán theo hướng dẫn. Nếu một nước không áp dụng thì vẫn phải chấp nhận các quy định thuế tối thiểu toàn cầu mà các thành viên khác áp dụng.
Tính đến thời điểm này, hầu hết nước thuộc Liên minh châu Âu, Thuỵ Sĩ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Australia… đều xác nhận sẽ áp dụng quy tắc thuế suất tối thiểu 15%, kể từ năm 2024.
Trong đó, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… là các nước có số vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam, là các quốc gia có nhiều doanh nghiệp thuộc đối tượng áp thuế tối thiểu toàn cầu.
Bộ Tài chính ghi nhận, đang có 1.015 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ nằm trong diện áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, hơn 70 doanh nghiệp có thể phải chịu ảnh hưởng của thuế suất này khi áp dụng từ năm 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2023
FDI vào Việt Nam suy giảm, cái bóng dự án tỷ USD của LEGO quá lớn
“Nếu các quốc gia có công ty mẹ đều thực thi thuế tối thiểu toàn cầu, các quốc gia này sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024 ước tính khoảng hơn 12.000 tỷ đồng. Như vậy, các biện pháp ưu đãi thuế trong nước sẽ không còn nhiều tác dụng”, - ông Phớc cảnh báo.
Bộ trưởng Tài chính nhấn mạnh, điều này đang đặt ra thách thức không nhỏ với việc duy trì tính cạnh tranh về môi trường đầu tư của Việt Nam.
Theo ông Phớc, hiện Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu và đề xuất các giải pháp liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu. Hồi tháng 2 vừa qua, Bộ Tài chính đã lập Nhóm giúp việc Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng.
Cuối tháng 3, Bộ đã trực tiếp báo cáo với Phó thủ tướng Lê Minh Khái, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt, về việc khẩn trương nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó cho Việt Nam.

Các kịch bản áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu

Liên quan đến vấn đề này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 335 dự án có số vốn đầu tư đăng ký trên 100 triệu USD hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tại các khu kinh tế và khu công nghiệp.
Các dự án này hiện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn 15% tại Việt Nam. Trong số đó, chủ yếu là các doanh nghiệp công nghệ cao như Samsung, Intel, LG, Bosch, Sharp, Panasonic, Foxconn, Pegatron...
Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án này chiếm gần 30% tổng vốn FDI tại Việt Nam, tương đương khoảng 131,3 tỷ USD.
“Đây là những dự án có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu”, - ông Minh lưu ý.
Theo vị lãnh đạo Tổng cục Thuế, nếu thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng và Việt Nam không có giải pháp ứng phó kịp thời, những lợi ích từ các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà các dự án FDI đang được hưởng tại Việt Nam sẽ không còn tác dụng.
Điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của thị trường Việt Nam trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như ảnh hưởng tới kế hoạch mở rộng đầu tư của các dự án.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc phụ trách tài chính Tập đoàn Samsung Electronics - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
Samsung có động thái mới liên quan vị thế cứ điểm sản xuất toàn cầu của Việt Nam
Giai đoạn 2020-2022, tổng số thu thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm khoảng 18-21% tổng thu ngân sách nội địa. Trong đó, số tiền thuế từ khu vực FDI chiếm khoảng 7,5-8,5% tổng thu ngân sách nội địa. Ước tính, số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 39-41%.
Trường hợp Việt Nam không áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu thì số thu ngân sách nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu áp thuế tối thiểu nội địa đạt chuẩn, Việt Nam sẽ có quyền đánh thuế bổ sung với những doanh nghiệp FDI đang được hưởng thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu 15%, qua đó tăng thu ngân sách nhà nước.
Trong trường hợp Việt Nam không thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, toàn bộ số thu được ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI hiện tại sẽ bị các nước phát triển có doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam thu về ngân sách của nước đó.
Ngược lại, khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (Quy định IIR và UTPR) với những doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài thuộc đối tượng áp thuế tối thiểu toàn cầu và có công ty con ở nước khác có số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế thấp hơn mức tối thiểu, thì sẽ thu thêm được thuế thu nhập doanh nghiệp từ những doanh nghiệp này, làm tăng thu ngân sách nhà nước.
Tổng cục Thuế ghi nhận, hiện có khoảng 1.017 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, hơn 100 doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng của thuế suất này nếu áp dụng từ năm 2024 (sau khi đã loại các trường hợp không phải áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu).
Nếu các quốc gia khác đều áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, các quốc gia có công ty mẹ sẽ được thu thêm phần thuế chênh lệch năm 2024, vào khoảng 12.000-20.000 tỷ đồng.

Thuế tối thiếu toàn cầu là gì?

Thông báo 120/TB-VPCP năm 2023 nêu định nghĩa thuế suất tối thiểu toàn cầu là chính sách phát sinh từ bên ngoài có ảnh hưởng, tác động sâu sắc nhiều mặt đến Việt Nam với tư cách là một quốc gia thu hút, tiếp nhận đầu tư.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa thuế tối thiểu toàn cầu (hay còn được gọi là Trụ cột 2 quy định về thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu) theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phải chịu thuế thu nhập ít nhất là 15%.
Sản xuất xe điện tại nhà máy ô tô điện VinFast tại Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2023
Để kinh tế Việt Nam tiếp tục "đua theo hổ châu Á"
Hiểu đơn giản, thuế tối thiểu toàn cầu là loại thuế đánh vào các doanh nghiệp lớn, công ty đa quốc gia có doanh thu lớn, nhưng lại đầu tư vào những nước có mức thuế suất thấp nhằm trốn thuế, tiềm ẩn nguy hại về cạnh tranh không lành mạnh.
Do đó, theo nhà chức trách, trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước liên quan (kể cả các nước “nguồn” cũng như nước tiếp nhận đầu tư), đặc biệt là những nước có hoàn cảnh, điều kiện tương tự như Việt Nam, cần có đánh giá kỹ lưỡng tất cả các tác động, nhất là tác động bất lợi để có các giải pháp ứng xử phù hợp vừa không làm mất nguồn thu, vừa cân bằng lợi ích của các doanh nghiệp FDI cũng như không làm giảm tính hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầy hứa hẹn của dòng vốn FDI.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала