Để kinh tế Việt Nam tiếp tục "đua theo hổ châu Á"

© AFP 2023 / Nhac NguyenSản xuất xe điện tại nhà máy ô tô điện VinFast tại Hải Phòng
Sản xuất xe điện tại nhà máy ô tô điện VinFast tại Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.04.2023
Đăng ký
Sau năm 2022 tăng trưởng vô cùng ấn tượng - gần như mạnh nhất trong khu vực châu Á (8,02%), kinh tế Việt Nam 2023 gặp nhiều khó khăn hơn. ADB ước tính GDP Việt Nam năm 2023 có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% như Chính phủ đã đề ra.
Đáng lưu ý, chính sách giảm lãi suất điều hành bất ngờ của Ngân hàng Nhà nước khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ.

ADB: Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế 6,5% năm nay

Sáng ngày 4/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức họp báo công bố báo cáo "Triển vọng kinh tế Việt Nam và dự báo trong năm 2023-2024".
ADB điều chỉnh đôi chút dự báo tăng trưởng của Việt Nam nhưng vẫn duy trì niềm tin và triển vọng lạc quan của quốc gia Đông Nam Á này. Năm 2022, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng, với mức tăng gần như mạnh nhất trong khu vực châu Á.
Điều này đạt được là do 2 yếu tố chính, đó là tăng trưởng tương đối đồng đều trên tất cả các cực tăng trưởng, đặc biệt là thương mại, đầu tư và tiêu dùng trong nước cùng với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định khi Việt Nam thực hiện linh hoạt chính sách tiền tệ.
ADB dự báo Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% như Chính phủ đã đề ra. Trong báo cáo "Triển vọng Phát triển châu Á", ADB cũng dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay, khi những biện pháp hạn chế do đại dịch tiếp tục được nới lỏng giúp thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư.
Các nền kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm 2023 và năm sau, cải thiện so với tốc độ tăng trưởng 4,2% vào năm 2022.
Trong khi đó, lạm phát của khu vực được dự báo sẽ giảm dần về mức trước đại dịch, mặc dù có sự khác biệt đáng kể giữa các nền kinh tế.

Ba đột phá chính

Để kinh tế Việt Nam duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ, bắt kịp những “con hổ kinh tế” trong khu vực, chuyên gia của ADB đã đưa ra một số khuyến nghị quan trọng.
Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5%, Việt Nam cần có 3 đột phá chính.
Đột phá đầu tiên, theo chuyên gia của ADB là đầu tư công.
"Năm nay đầu tư công khác với mọi năm vì khối lượng đầu tư rất lớn", - ông Cường nói và lưu ý, đến năm 2023, theo kế hoạch Việt Nam sẽ giải ngân tương đương gần 30 tỷ USD. Đây là mức rất lớn nhưng sẽ tạo đột phá mạnh.
Điều này có thể góp 1% vào mức tăng trưởng GDP.
Thứ hai là việc chuyển hướng chính sách của Việt Nam, từ thắt chặt kiểm soát lạm phát sang hỗ trợ tăng trưởng, rất quan trọng.
Cuối cùng là sự mở cửa của Trung Quốc. Hầu hết các lĩnh vực chủ chốt của Trung Quốc từ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đều tăng trưởng manh.
"Điều này hỗ trợ phục hồi của Việt Nam rất tốt", - chuyên gia tin tưởng.
Tuy nhiên, ADB cũng đánh giá những rủi ro bên ngoài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế Tư nhân lần thứ II - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.04.2023
"Sương mù lạ": Kinh tế Việt Nam có vẻ đang lịm dần

Trở ngại

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023 sẽ bị hạn chế do suy thoái kinh tế thế giới, chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt ở các nước phát triển và tác động lan tỏa từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu.
"Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ tăng trưởng thông qua việc nới lỏng tiền tệ và khối lượng lớn đầu tư công kỳ vọng được giải ngân trong năm 2023, cùng với việc mở cửa trở lại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), sẽ giúp Việt Nam đương đầu với những bất lợi này", - ông Andrew Jeffries nói.
Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2023 đánh giá, suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng hơn trong quý IV/2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong năm 2023.
Nhu cầu toàn cầu sụt giảm dự kiến sẽ tác động tới tăng trưởng công nghiệp. Sản lượng nông nghiệp dự kiến tăng 3,2% trong năm nay do nhu cầu trong nước phục hồi và Trung Quốc mở cửa trở lại, thị trường này chiếm tới 45% kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau củ của Việt Nam.
"Lượng khách du lịch Trung Quốc bắt đầu quay trở lại từ ngày 15/3 được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho ngành du lịch và dịch vụ ở Việt Nam, với dự báo tăng trưởng của ngành đạt 8,0% trong năm nay", - ông Andrew Jeffries nói.
Cũng như ý kiến được ông Cường đề cập, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam Andrew Jeffries nhắc lại, đầu tư công sẽ là động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Dự kiến một lượng đáng kể vốn đầu tư công sẽ được giải ngân trong năm 2023.
"Chính phủ cam kết giải ngân 30 tỷ USD trong năm nay, trong đó 90% đã được phân bổ cho các bộ ngành và tỉnh để giải ngân từ tháng 1/2023", - ông Andrew Jeffries nói.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của ADB, đầu tư nước ngoài sẽ vẫn bị ảnh hưởng do suy thoái kinh tế toàn cầu. Vốn FDI đăng ký mới giảm 38% và giải ngân giảm 4,9% trong 2 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm trước.
Thâm hụt tài khóa trong năm 2023 có thể cao hơn chỉ tiêu thâm hụt của năm là 4,4% GDP.
"Trong tương lai, Việt Nam cần tiếp tục cải cách để đảm bảo tài chính bền vững hơn, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào các nguồn thu không bền vững như đất đai và dầu thô", - ông Nguyễn Minh Cường khuyến nghị.
Thành phố Hồ Chí Minh  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.03.2023
FDI vào Việt Nam suy giảm, cái bóng dự án tỷ USD của LEGO quá lớn

Minh bạch thị trường vốn

Về phía cầu, ADB cho biết, tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2023.
"Du lịch hồi sinh, các chương trình kích cầu và đầu tư công mới được khởi xướng trong tháng 1/2022 và việc tăng lương có hiệu lực từ tháng 7/2023 dự kiến sẽ giúp tiêu dùng trong nước tiếp tục tăng, mặc dù lạm phát cao hơn có thể cản trở tiêu dùng phục hồi", - chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ 2 tháng đầu năm 2023 cao hơn 24,9% so với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước đại dịch, mặc dù một phần là nhờ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đáng chú ý, nhu cầu toàn cầu suy yếu sẽ tiếp tục tác động tới thương mại trong năm 2023.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 16,0%. Cả nhập khẩu và xuất khẩu được dự báo sẽ giảm xuống 7,0% trong năm nay và năm tới.
"Tăng trưởng thương mại chậm lại có thể tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai tương đương 1,0% GDP trong năm nay, trước khi đạt mức thặng dư trở lại vào năm 2024", - nhóm chuyên gia của ADB lưu ý.
Ngoài ra, đại dịch kéo dài làm bộc lộ những vấn đề mang tính cơ cấu, và cũng là những thách thức chính với nền kinh tế. Thị trường vốn trong nước đang chịu áp lực.
Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp tại Sơn La - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Thế giới "thắt lưng buộc bụng", xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh
Các nhà kinh tế của ADB cho rằng, mặc dù sự bất ổn của thị trường vẫn chưa gây ra những rủi ro hệ thống do khả năng chống chịu của các ngân hàng vẫn tốt, song rủi ro ngày càng hiện hữu.
"Về dài hạn, Việt Nam cần duy trì cải cách lĩnh vực tài chính để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nguồn vốn ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trên thị trường vốn", - ông Andrew Jeffries bày tỏ.

Nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ

Đối với chính sách điều hành tiền tệ, ông Nguyễn Minh Cường cho rằng, chính sách giảm lãi suất điều hành bất ngờ khiến Việt Nam trở thành nền kinh tế đầu tiên ở Đông Nam Á nới lỏng chính sách tiền tệ.
"Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hành động vì thị trường vốn căng thẳng đã khiến tín dụng cho bất động sản bị thắt chặt và ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư", - theo chuyên gia.
Trong khi đó, lạm phát giảm nhẹ và tình trạng bất ổn trong lĩnh vực ngân hàng gần đây ở Mỹ được đánh giá là sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ giảm bớt chính sách thắt chặt tiền tệ diều hâu, qua đó có khả năng làm giảm lạm phát do chi phí đẩy từ bên ngoài.
"Đồng thời, áp lực duy trì tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam gia tăng khi nền kinh tế toàn cầu bị đình trệ. Những yếu tố này khiến Chính phủ vào ngày 7/3 đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hành động để hỗ trợ thanh khoản và phục hồi kinh tế", - chuyên gia kinh tế trưởng ADB cho biết.
Ngân hàng Nhà nước đã giảm lãi suất chiết khấu từ 4,5% xuống còn 3,5%, lãi suất qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và thanh toán bù trừ qua ngân hàng trung ương từ 7,0% xuống 6,0% và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên từ 5,5% xuống còn 5,0% - tất cả các điều chỉnh giảm lãi suất đều có hiệu lực từ ngày 15/3. Ngân hàng trung ương giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6,0%.
Ngân hàng SVB của Mỹ phá sản  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Ông Vương Đình Huệ dẫn chứng bài học từ cách Mỹ xử lý vụ Silicon Valley Bank
Xét chung, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, khẳng định, trong bối cảnh nhiều biến động, ADB vẫn giữ nguyên lòng tin vào sự phát triển của Việt Nam.
Chuyên gia cho biết, hiện ADB đang có dự án đầu tư tại một số ngân hàng của Việt Nam và đến nay vẫn chưa thấy những rủi ro nào mang tính hệ thống nào.
"Tương lai chúng tôi đang đưa ra những chiến lược mới để hỗ trợ tăng trưởng tại Việt Nam, giúp các bạn chuyển sang kinh tế xanh, thúc đẩy lĩnh vực tư nhân, đảm bảo công bằng xã hội. ADB luôn sẵn sàng đưa ra các khoản vay để hỗ trợ Việt Nam, và tôi nghĩ các đối tác phát triển lớn khác của Việt Nam cũng có chung quan điểm này", - Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала