Xe tăng T59 377 và kỳ tích 1 chọi 7 của bộ đội Việt Nam

© Ảnh : Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon TumXe tăng T59 số hiệu 377
Xe tăng T59 số hiệu 377 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2023
Đăng ký
Trong trận Đăk Tô - Tân Cảnh 50 năm trước, xe tăng T59 số hiệu 377 đã lập kỳ tích một mình tiêu diệt 7 xe tăng đối phương trước khi bị bắn cháy, toàn bộ 4 chiến sĩ trong kíp lái hy sinh.
Mới đây, xe tăng T59 số hiệu 377 đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Trước đó, 4 chiến sĩ trong kíp tăng đã được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Công nhận xe tăng T59 số hiệu 377 là Bảo vật quốc gia

Tối 27/4, UBND huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận xe tăng T59 số hiệu 377 là Bảo vật quốc gia.
Đồng thời, huyện Đăk Tô cũng tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây là các hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và 51 năm Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24/4/1972 – 24/4/2023).
Tại lễ công bố, ông Sa Phương, Phó chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết, xe tăng T59 số hiệu 377 là độc bản, có tầm vóc và ý nghĩa to lớn, giá trị lịch sử quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc.
Ông Bùi Văn Tùng (bên trái) - chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - cùng nhà báo Borries Gallasch (Đức) tại sân dinh Độc Lập, Sài Gòn trưa 30-4-1975 - Ảnh tư liệu, chụp lại
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2023
Lịch sử sẽ công bằng với Đại tá Bùi Văn Tùng về lời tuyên thệ đầu hàng của Dương Văn Minh
Việc xe tăng T59 số hiệu 377 được công nhận là Bảo vật quốc gia đã góp phần khơi dậy niềm tự hào về truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc, qua đó giúp địa phương trở thành "địa chỉ đỏ" để giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, hun đúc ý chí, khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, hùng cường cho các thế hệ mai sau.
Hiện nay, xe tăng T59 số hiệu 377 đang được lưu giữ và trưng bày tại khuôn viên tượng đài Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh. Đây là hiện vật quý, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc truyền thống cách mạng với các tầng lớp nhân dân và khách quốc tế.
Xe tăng T59 số hiệu 377 còn là vật chứng xác thực, ghi dấu chiến công to lớn của quân và dân Việt Nam nói chung và bộ đội tăng thiết giáp nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Kỳ tích 1 chọi 7

Tài liệu ghi nhận, xe tăng T59 số hiệu 377 được biên chế về Trung đoàn 202, thuộc Binh chủng Tăng - Thiết giáp, đóng quân tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.
Đến tháng 5/1971, xe được điều động bổ sung cho Tiểu đoàn 297, Trung đoàn 203 tham chiến tại Mặt trận Tây Nguyên. Tại đây, xe thuộc biên chế của Mặt trận Tây Nguyên (nay là Quân đoàn 3).
Năm 1972, xe tăng T59 số hiệu 377 tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên, trực tiếp chiến đấu tại Đăk Tô - Tân Cảnh. Thời điểm đó, cụm phòng ngự Đăk Tô - Tân Cảnh được coi là "vành đai thép", có Sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 22 bộ binh quân lực Việt Nam Cộng hòa và các đơn vị khác.
Khoảng 4h30 rạng sáng ngày 24/4/1972, quân giải phóng nổ súng tiến công căn cứ Tân Cảnh. Trên hướng Tây Bắc, ngay loạt đạn đầu, tăng 377 và 352 đã bắn sập khu tháp nước và đài quan sát. Sau đó, tăng 352 cùng bộ binh vượt kháng cự của quân đội Việt Nam Cộng hòa, thọc cửa đánh thẳng vào khu cố vấn Mỹ, tiến sát sở chỉ huy của kẻ địch.
Phòng không hoạt động ngày 19/12/1972 trong cuộc không kích của máy bay B-52 Mỹ vào Hà Nội và miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
“Những bàn tay vàng” Việt Nam và Liên Xô đã làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”
Trong khi đó, tăng 377 vượt qua công sự, chiến hào, vật cản đánh vào sở chỉ huy Trung đoàn 42 Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tăng 369 đi sau, chi viện cho hai xe phía trước. Sau 3 giờ chiến đấu, quân giải phóng làm chủ Tân Cảnh.
Đại đội tăng 7 và 1 cao xạ tự hành lại tiếp tục tiến quân, phối hợp với Trung đoàn 1, Sư đoàn bộ binh 2 tiến về căn cứ Đăk Tô. Mặc dù quân lực Việt Nam Cộng hòa đã điều pháo binh và máy bay tấn công dữ dội, kíp tăng 377 do Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển dẫn đầu vẫn chạy tốc độ cao, vượt qua các đợt đánh phá, trở thành kíp tăng đến được Đăk Tô sớm nhất.
Nhận thấy tăng 377 đơn độc, phía quân đội Việt Nam Cộng hòa điều 10 tăng M41 chia hai mũi hợp vây. Tuy nhiên, kíp tăng 377 đã đi đến thống nhất một mình cũng tiến công, quyết tâm "lấy một đánh mười".
Trung đội trưởng Nguyễn Nhân Triển chỉ huy lái xe Trần Quang Vịnh tiến lui tránh hỏa lực đối phương. Pháo thủ Nguyễn Đắc Lượng và Hoàng Văn Ái ngắm bắn liên tiếp, hạ 7 chiếc tăng M41 của đối phương.
Tăng 354 và 369 sau đó đến chi viện cho 377. Tăng 354 vừa đến đầu sân bay Phượng Hoàng, phát hiện sau ụ đất có xe đối phương, đã bắn pháo tiêu diệt. Cũng thời điểm đó, xe tăng 377 bị bắn trúng, bốc cháy. Dù vậy, quân giải phóng đã tràn lên, làm chủ Đăk Tô.
Chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Bắc Tây Nguyên và cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân giải phóng.
Pháo phòng không bảo vệ cầu Hàm Rồng khỏi các trận ném bom của máy bay Mỹ. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.02.2023
Bài học lịch sử: Bất kỳ cuộc chiến tranh phá hoại nào rồi cũng sẽ thất bại

4 chiến sĩ kíp tăng 377 anh dũng hy sinh

Sau trận quyết chiến, các xe tăng của Đại đội 7 về nơi giấu quân, một số xe hỏng được tìm thấy. Duy chỉ còn 2 xe, trong đó có 377 không rõ cháy và hỏng ở đâu.
Sáng 25/4/1972, đại tá Đỗ Quang Thành cùng bốn người lên đường tìm 2 xe tăng còn thiếu. Gần trưa, nhóm tới đầu căn cứ Đăk Tô, thấy một tăng của quân giải phóng bị cháy bên đường 18. Khi đến nơi, họ nhận ra xe tăng 377 nằm trong hõm đất, nòng pháo hướng về một tăng M41 đã cháy. Xung quanh có nhiều xe tăng M41 và M113 của quân Việt Nam Cộng hoà bị cháy, cách xe tăng 377 chừng khoảng 40m.
Thời điểm đó, kiểm tra trong tăng 377, mọi người chỉ thấy một màu đen ngổn ngang với đạn pháo, vật dụng. Đại tá Đỗ Quang Thành nhận định, kíp lái tăng bị thương đã thoát khỏi xe, được bộ binh cứu giúp hoặc lưu lạc đâu đó.
Chiều hôm sau, ông Nguyễn Hợp Quần, lái tăng 354 và ông Phạm Hải Dư, tổ thợ của Đại đội tăng 7 cùng đi kiểm tra tăng 377 để lấy phụ tùng sửa cho tăng khác. Đến lúc này, khi nhìn kỹ vị trí pháo thủ, hai người mới thấy dưới sàn xe có chiếc nắp bút kim tinh màu vàng.
Vào xe kiểm tra kỹ hơn, ông Quần thấy các vị trí kíp lái đều có tro cốt nhưng còn rất ít. Như vậy, cả 4 chiến sĩ đều anh dũng hy sinh trong xe. Đồng đội sau đó đã an táng tro cốt của kíp tăng 377 ngay tại Tân Cảnh.
Sau khi bị bắn cháy, xe tăng 377 vẫn nằm tại hõm đất tại căn cứ Đăk Tô thêm mấy năm sau. Năm 1977, huyện Đăk Tô đưa xe về bảo quản. 18 năm sau, xe được sơn sửa lại, trưng bày tại khuôn viên tượng đài chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh.
Khẩu đội súng phòng không 12,7 mm trong chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.03.2023
Những chi tiết về quá trình quay bộ phim truyện đầu tiên của Nga về Chiến tranh Việt Nam
Đầu năm 2017, lữ đoàn Tăng Thiết giáp 273 thuộc Quân đoàn 3 đã thực hiện tu sửa xe lần đầu, với việc hàn lại cấu kiện hư hỏng, bổ sung thùng nhiên liệu phía ngoài, chắn bùn phía trước và sau, sơn lại xe. Sau đó 2 năm, xe được tu sửa lần hai, thay thùng nhiên liệu bị móp, lắp thêm hai đèn pha, thay giá súng.
Cho đến nay, phía trước xe vẫn còn in dấu vết lõm sâu. Sát vòng tròn ngôi sao bên sườn trái, có thể thấy rõ 1 lỗ thủng rộng xuyên thủng tháp pháo. Trên đầu số 377 cũng có vết lõm do đạo pháo bắn trúng. Ngoài ra, còn hàng chục vết lõm, trầy xước do đạn của đối phương bắn vào.
Năm 2009, kíp tăng 377 gồm thiếu úy, trung đội trưởng kiêm trưởng xe Nguyễn Nhân Triển; hạ sĩ Nguyễn Đắc Lượng, pháo thủ một; hạ sĩ Hoàng Văn Ái, pháo thủ hai; trung sĩ Trần Quang Vịnh, lái xe, đã được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong hồ sơ đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của Cục Di sản văn hóa, xe tăng 377 được ghi nhận là xe có hiệu suất chiến đấu cao nhất trong một trận đánh của lực lượng Tăng Thiết giáp.
“Kíp tăng đã nêu cao tinh thần anh dũng, kiên cường, bất khuất, quả cảm”, hồ sơ của Cục Di sản văn hóa nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала