Việt Nam bị vạ lây vì Đạo luật chống cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ, ứng phó thế nào?

© TTXVN - Lê Thúy HằngVĩnh Long: Quê hương cách mạng Bưng Sẩm từng ngày đổi mới
Vĩnh Long: Quê hương cách mạng Bưng Sẩm từng ngày đổi mới - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.05.2023
Đăng ký
Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ (UFLPA) được Thượng viện Mỹ thông qua hồi tháng 7/2021 và được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành ngày 23/12/2021.
Như đã biết, đạo luật này cho rằng hàng hóa được sản xuất ở khu vực Tân Cương được làm bởi lao động cưỡng bức, và do đó bị cấm theo Đạo luật thuế quan 1930, trừ khi có chứng nhận khác của cơ quan chức năng Mỹ.
Việc Mỹ làm căng Đạo luật chống cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ, tăng cường kiểm soát nguồn gốc vải sợi theo (UFLPA) khiến dệt may Việt Nam bị "vạ lây".

Dệt may Việt Nam bị ảnh hưởng bởi Đạo luật UFLPA

Đạo luật UFLPA ảnh hưởng đến những đơn hàng mà các nhãn hàng đã ký với các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, các nhãn hàng sẽ phải dừng các đơn hàng có nguồn gốc vải từ bông Tân Cương, vì các dòng vải, sợi có xuất xứ từ bông Tân Cương sẽ không thể được mua bán vào thị trường Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ.
Trước đó, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam xác nhận, đã có một số doanh nghiệp Việt Nam bị dừng đơn hàng liên quan đến Đạo luật Ngăn chặn lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ.
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, năm 2022, ngành dệt may xuất khẩu 44,4 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2021 và tiếp tục đặt mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu từ 45-47 tỷ USD trong năm 2023.
Thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội “Nông sản đặc sản vùng miền 2023” - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.04.2023
Bất chấp lạm phát, Mỹ mua hàng Việt Nam nhiều nhất
Tuy nhiên, thị trường thế giới hiện tác động rất lớn đến ngành dệt may trong nước. Lũy kế quý I/2023, kết quả sản xuất kinh doanh toàn ngành giảm gần 19% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, theo ông Trương Văn Cẩm, môi trường kinh doanh của dệt may cũng như nhiều ngành sản xuất xuất khẩu khác đang biến động phức tạp. Và để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn hiện nay, chỉ có lựa chọn phát triển bền vững, linh hoạt thích ứng với yêu cầu của thị trường.
Hiện vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành xu hướng bắt buộc của các thị trường nhập khẩu. Điển hình như Hoa Kỳ yêu cầu tuân thủ đạo luật chống lao động cưỡng bức có hiệu lực từ tháng 6/2022, hay các nước thuộc khối EU cũng bắt đầu thực hiện các quy định truy xuất nguồn gốc với chuỗi cung ứng dệt may theo Luật tra soát chuỗi cung ứng.
"Đây là thách thức với ngành dệt may vì Việt Nam chủ yếu nhập nguyên phụ liệu, trong đó riêng mặt hàng bông, nhu cầu lên đến 1,6 triệu tấn mỗi năm và gần như nhập 100%", - Cổng TTĐT Chính phủ dẫn lời Phó Chủ tịch VITAS cho biết.

Xanh hoá là tất yếu

Ở một góc độ khác, Phó Chủ tịch VITAS cho rằng, ngành dệt may đang có điều kiện thuận lợi thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững sau khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may - da giày từ nay đến 2030, tầm nhìn 2035.
Theo đó, từ nay đến năm 2035, ngành dệt may sẽ chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, tiến lên giai đoạn phát triển bền vững hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn.
"Tiến trình xanh hoá là mục tiêu và cũng là đòi hỏi tất yếu với ngành dệt may", - ông Cẩm lưu ý.
Tỷ trọng chương trình phát triển xanh hoá trong lĩnh vực này hiện đã chiếm trên 50%. Năm 2023, mục tiêu đặt ra đạt tỉ lệ trên 70%. Đến nay, các doanh nghiệp đã đầu tư vào hạ tầng, môi trường, năng lượng tái tạo… đặc biệt liên quan tới nước cấp, nước thải và xử lý nước.
Hầu hết các doanh nghiệp thuộc ngành may, sợi, dệt, nhuộm… đã đạt được các chuẩn mực trong Luật Môi trường Việt Nam cũng như đánh giá của khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi như vậy cần nguồn lực đầu tư lớn, là thách thức cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2022
Da giày Việt Nam trên đường vượt người láng giềng khổng lồ phương Bắc
Dẫn chứng cách làm của Bangladesh hỗ trợ ngành dệt may phát triển bền vững, đại diện VITAS cho hay với doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xanh hoá, Chính phủ Bangladesh giảm 2% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi các dự án chuyển đổi xanh hoá được ưu tiên vay vốn với lãi suất ưu đãi.
VITAS đang tích cực kết nối với các tổ chức tài chính để hướng đến xây dựng một chương trình tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh, doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển bền vững.
"Trước mắt, doanh nghiệp cần tính toán lộ trình, lựa chọn hạng mục nào cần phải chuyển đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế", - đại diện VITAS nhấn mạnh.

Cập nhật blacklist và minh bạch nguồn gốc bông sợi

Chuyên gia lưu ý, các FTAs thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đều có những yêu cầu rất cao về tính minh bạch trong tuân thủ cam kết về lao động, môi trường và thực hiện truy xuất chuỗi cung ứng.
Cụ thể, như ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Vận hành và quan hệ chính phủ của Adidas cho biết, nhãn hàng đưa ra yêu cầu cụ thể với các bên trong chuỗi cung ứng từ nguyên liệu, công nghệ, năng lượng sạch...
"Ví dụ, những nguyên liệu mới cấu thành sản phẩm của Adidas phải là nguyên liệu có hàm lượng phát triển bền vững và được sản xuất từ dây chuyền phát thải carbon thấp", - ông Tâm nói.
Adidas cũng đặt ra tiêu chí minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu đầu vào và phải kết nối với hệ thống truy xuất của Adidas.
"Đáp ứng càng nhiều tiêu chuẩn thì nhà cung cấp được ưu tiên lựa chọn trong chuỗi cung ứng của nhãn hàng, có nhiều đơn hàng và giá trị đơn hàng cao hơn", - ông Nguyễn Thanh Tâm nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký VITAS nêu rõ, nếu sản phẩm dệt may từ Việt Nam không tuân thủ thì các quốc gia sẽ áp dụng chế tài thương mại ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam.
"Khi đó sẽ thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp và thương hiệu ngành dệt may Việt Nam", - bà Mai khẳng định.
Theo đại diện VITAS, các doanh nghiệp cần cập nhật blacklist - danh sách những doanh nghiệp vi phạm cam kết quốc tế, để tính toán khi hợp tác với các bên. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng với đối tác.
Đối với các doanh nghiệp làm hàng gia công, trách nhiệm tuân thủ truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng thuộc về các nhãn hàng, đối tác. Các doanh nghiệp sản xuất FOB hoặc ODM, được quyền mua nguyên liệu, bán thành phẩm thì doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng minh bạch nguồn gốc nguyên phụ liệu theo các quy định truy xuất nguồn gốc của Việt Nam cũng như các nước nhập khẩu.
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2023
Dệt may Việt Nam xử lý tốt đơn hàng khó, nắm chắc vị trí thứ 3 thế giới

Áp dụng bộ công cụ của Mỹ và EU

Ông Kiều Hạnh Kha, Giám đốc Phát triển bền vững, Hiệp hội Bông Hoa Kỳ nêu vấn đề, sản phẩm dệt may từ Việt Nam đang có lợi thế trong truy xuất nguồn gốc với mặt hàng bông nguyên liệu khi nguồn cung chủ yếu nhập từ Hoa Kỳ, chiếm từ 45-60% tổng lượng bông nhập khẩu.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia khu vực EU không chỉ xét đến bông nguyên liệu mà truy xuất nguồn gốc với tất cả nguyên phụ liệu khác hình thành một sản phẩm thời trang nhập khẩu. Đồng thời EU truy xuất nguồn gốc sản phẩm dệt may với các tiêu chí toàn diện cả về lao động và môi trường.
Theo ông Kha, EU đưa ra các tiêu chuẩn phát triển bền vững trong chiến lược phát triển dệt may, theo đó, chuyển từ thời trang nhanh sang thời trang bền vững, sắp tới đây họ sẽ bổ sung tiêu chí sản phẩm có thể tái chế.
"Bất kỳ khi nào các tổ chức đánh giá cũng có thể yêu cầu tra soát, đòi hỏi doanh nghiệp phải sẵn sàng, tức là luôn minh bạch thông tin chuỗi cung ứng", - ông Kiều Hạnh Kha cho biết.
Để cập nhật các bộ công cụ của các tổ chức đánh giá quốc tế trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm dệt may, thời gian qua, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã triển khai các chương trình tập huấn, hội thảo chia sẻ thông tin, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp hội viên.
Trong đó, VITAS đã phối hợp với Hiệp hội Bông Hoa Kỳ triển khai chương trình hỗ trợ thị trường, có chuyên gia hướng dẫn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện các bộ công cụ đánh giá mà thị trường Hoa Kỳ và EU đang áp dụng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала