Việt Nam thống nhất 3 lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở "không tăng ngân sách"

© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpĐại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2023
Đăng ký
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm vừa thay mặt Chính phủ báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Theo đó, thống nhất 3 lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở gồm bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng, sẽ không tăng bộ máy, không tăng thêm ngân sách.

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là lực lượng quần chúng tự nguyện (gồm bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách), làm nòng cốt bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Lực lượng này có chức năng triển khai yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi. Bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo sức khỏe; cư trú ổn định tại địa bàn; lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự và có đơn tự nguyện tham gia.
Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được Chính phủ đề nghị bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 5. Tuy nhiên, tại kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu đã thể hiện chính kiến chưa cần thiết ban hành luật này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng an ninh đề nghị cần làm rõ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở theo hướng bảo đảm tinh gọn, đúng yêu cầu tại nghị quyết 18 năm 2017 của Trung ương Đảng. Quốc hội cũng yêu cầu cần làm rõ, nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng này "không làm tăng thêm ngân sách" quốc gia.
Mẫu căn cước công dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Bộ Công an đề xuất đổi mẫu CCCD mới, 80 triệu thẻ căn cước đã cấp sẽ ra sao?

Không làm tăng ngân sách

Thay mặt Chính phủ báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an đã trả lời, làm rõ hơn các về các băn khoăn, lo ngại của ĐBQH đối với khả năng có thể làm tăng bộ máy và tăng chi ngân sách khi duy trì các lực lượng bảo vệ an ninh cơ sở.
Đại tướng Tô Lâm cho biết Bộ Công an đã đề nghị UBND, Công an các địa phương đánh giá về thực trạng tổ chức, điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở…
Hiện, toàn quốc có khoảng 300.000 người đang tham gia hoạt động trong lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và các chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Trong đó, có 66.723 thành viên bảo vệ dân phố; 70.867 công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và 161.098 đội trưởng, đội phó đội dân phòng.

"Ba lực lượng này sẽ được kiện toàn, thống nhất thành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và bố trí thành tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố", - Chính phủ giải trình cho biết.

Dự thảo luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở cũng quy định các chức danh tổ trưởng, tổ phó tổ bảo vệ an ninh, trật tự đồng thời là đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Hiện nay, số lượng đội dân phòng đã thành lập trên thực tế mới chỉ đạt 77%, tương ứng là 79.672 đội dân phòng trong tổng số 103.568 đội phải thành lập. Như vậy, theo thống kê, cả nước còn thiếu khoảng 23.896 đội dân phòng và thiếu khoảng 47.792 đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước đó cũng băn khoăn sau khi luật được ban hành, các đội dân phòng có phải thành lập đủ số lượng để kiện toàn đủ chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng làm tổ trưởng, tổ phó tổ bảo vệ an ninh, trật tự hay không?
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, tác động tích cực là khi thành lập các đội dân phòng còn thiếu theo quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy sẽ không phải tuyển chọn, bổ nhiệm chức danh đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Các chức danh này sẽ do tổ trưởng, tổ phó tổ bảo vệ an ninh, trật tự đã được công nhận trước đó kiêm nhiệm. Từ đó, góp phần tinh gọn đầu mối và bảo đảm tính khả thi.
Chính phủ nêu rõ: "Khi kiện toàn thống nhất các lực lượng, chức danh thành một lực lượng sẽ không làm tăng chi ngân sách".
DNA - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.03.2023
Bộ Công an đề xuất thêm dữ liệu ADN, giọng nói vào căn cước công dân

Mỗi tỉnh/thành phố chi khoảng 28,8 tỷ đồng/năm

Tổng mức chi trung bình hiện nay của các địa phương cho hoạt động, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khoảng từ 20 tỷ đồng đến 30 tỷ đồng/năm (trung bình từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ/1 tháng).
Với quy định lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ được chi hỗ trợ hàng tháng; chi hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, BHYT; trang bị công cụ hỗ trợ; bố trí địa điểm, nơi làm việc…, Chính phủ tính toán mức chi trung bình dự kiến của mỗi địa phương để chi trả là khoảng 2,4 tỷ đồng/tháng/địa phương. Như vậy, mỗi tỉnh, thành phố trung bình chi khoảng 28,8 tỷ đồng/năm cho lực lượng này.
"Như vậy, chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng an ninh, trật tự cơ sở so với tổng mức chỉ thực tế hiện nay là cân đối và không làm tăng chi ngân sách nhà nước", - Chính phủ khẳng định.
Xét về lâu dài, lực lượng bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách và đội trưởng, đội phó đội dân phòng sẽ được kiện toàn thống nhất thành một lực lượng chung.
Do đó, địa phương sẽ có điều kiện bảo đảm tốt hơn nữa về chế độ, chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала