Tình trạng buôn người ở Việt Nam diễn biến phức tạp

© Ảnh : Blue Dragon Children's FoundationNạn nhân của nạn buôn bán người đoàn tụ với gia đình
Nạn nhân của nạn buôn bán người đoàn tụ với gia đình - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 8/5, tại phiên giải trình việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa cho biết cả nước phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm và 1.240 nạn nhân bị mua bán, nghi bị mua bán.
Theo Tuổi Trẻ dẫn phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, thời gian gần đây, tình hình tội phạm mua bán người đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp; thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, đối tượng nạn nhân cũng mở rộng, không chỉ là phụ nữ, trẻ em mà cả nam giới, trẻ sơ sinh, bào thai, nội tạng...
Đáng lưu ý, đã xuất hiện nhiều tình trạng mua bán thai nhi, mua bán nam giới để cưỡng bức lao động trên tàu cá.
Cụ thể, báo cáo của Bộ Công an cho thấy, trong kỳ báo cáo (2018-2022), trên cả nước đã phát hiện 440 vụ với 876 đối tượng vi phạm pháp luật và tội phạm về mua bán người, với 1.240 nạn nhân bị mua bán và nghi bị mua bán.
Trong đó, có 744 nạn nhân là nữ, 275 nạn nhân nam, 841 nạn nhân trên 16 tuổi và 178 nạn nhân dưới 16 tuổi.
Niềm vui trở về từ lời mời “việc nhẹ, lương cao” tại Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2022
Thêm một phụ nữ Việt được giải cứu từ nạn buôn người
Về mục đích phạm tội, theo Bộ Công an, có 19 vụ liên quan bóc lột tình dục, 132 vụ cưỡng bức lao động, 4 vụ lấy bộ phận cơ thể nạn nhân, 239 vụ vì mục đích vô nhân đạo khác.
Ở một số nơi nổi lên tình trạng mua bán trẻ sơ sinh núp bóng tinh vi các tổ chức mang danh thiện nguyện tự phát. Ngoài ra, Việt Nam không những là nơi xuất phát tội phạm nguồn mà còn là địa bàn trung chuyển mua bán người từ một số nước trong khu vực đi nước thứ ba.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh thời gian qua tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm mua bán người diễn ra phức tạp, ngày càng nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng với tính chất, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, mang tính vô nhân đạo...
Liên quan thủ đoạn phổ biến của tội phạm, công an thống kê có 55 vụ lợi dụng môi giới hôn nhân, 57 vụ lợi dụng việc môi giới đưa người đi lao động nước ngoài và 282 vụ với thủ đoạn khác.
Trong kỳ báo cáo (2018-2022), Cơ quan điều tra các cấp thuộc Bộ Công an đã tiến hành thụ lý 560 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến mua bán người. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng thụ lý 120 tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến mua bán người.
Quốc vụ khanh Bộ Nội vụ Vương quốc Anh Matthew Rycroft và Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Lương Tam Quang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Sau ‘thảm kịch 39’, Việt Nam và Anh đối thoại về chống buôn người
Cơ quan điều tra các cấp thuộc Bộ Công an đã tiến hành khởi tố 386 vụ/808 bị can. Cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng đã tiến hành khởi tố sau đó chuyển sang cơ quan điều tra có thẩm quyền 54 vụ/68 đối tượng.
Tuy nhiên, theo Thường trực Ủy ban Tư pháp, số lượng các vụ phạm tội mua bán người được phát hiện, điều tra, xử lý còn ít so với tình hình thực tế. Thậm chí, số lượng các vụ án bị khởi tố về các tội mua bán người ít hơn so với giai đoạn trước.
Các vụ án mua bán người được phát hiện chủ yếu qua đơn thư tố giác của người bị hại hoặc gia đình nạn nhân. Chất lượng điều tra còn có mặt hạn chế, còn 56 bị can phạm tội mua bán người bỏ trốn phải truy nã.
"Có những vụ án xảy ra trong thời gian dài, phạm tội có tổ chức, nhiều đối tượng cấu kết cùng thực hiện tội phạm với nhiều nạn nhân bị mua bán, trong đó có nhiều người dưới 16 tuổi nhưng không được kịp thời phát hiện", bà Hoa nêu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала