EVN lỗ, sao lại bắt dân trả tiền điện cao hơn doanh nghiệp?

© Ảnh : EVNNhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ
Nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại địa điểm dịch vụ - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2023
Đăng ký
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng của EVN năm 2022. Đồng thời, khắc phục bất cập khiến người dân phải chi trả giá điện sinh hoạt cao hơn cả giá điện sản xuất của doanh nghiệp.
Ngoài ra, Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra những vấn đề hạn chế đang tồn tại trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu. Cơ quan này đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi để kịp thời tháo gỡ các vấn đề liên quan thị trường này.

"Mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái"

Sáng 9/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2022, nền kinh tế trong nước phục hồi nhanh, Việt Nam trở thành một trong số ít các quốc gia đạt tăng trưởng cao, kiểm soát được lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Về vấn đề điện, ông Dũng cho rằng, Chính phủ đã khẩn trương nghiên cứu, xác định phương án điều chỉnh giá điện phù hợp, cùng với các giải pháp chính sách vĩ mô khác để hạn chế tác động cộng hưởng của việc điều chỉnh giá điện đến lạm phát, chi phí sản xuất, sinh hoạt của người dân.
Kể từ ngày 4/5, giá điện đã tăng 3% sau 4 năm kìm giữ. Mức giá bán lẻ bình quân hiện là 1.920,37 đồng/kWh. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế nhận định, việc tăng giá này của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất tăng, trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.
Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra điểm không hợp lý trong cơ cấu giá của Bộ Công Thương, theo đó giá điện sinh hoạt vẫn bù chéo cho sản xuất, trong đó chiếm số lượng lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều này đồng nghĩa với việc, giá điện sinh hoạt của người dân chi trả cao hơn cả giá điện sản xuất của các doanh nghiệp. Đây là một bất cập đã tồn tại nhiều năm nay, nhưng chưa được xem xét, thay đổi.
"Chính sách giá điện như hiện nay không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào máy móc, trang thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Đó là lý do mỗi lần tăng giá điện, người dân đều cảm thấy không thoải mái", - Ủy ban Kinh tế đánh giá.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chính của khoản lỗ hơn 26.000 tỷ đồng năm 2022 của EVN, cũng như sớm có giải pháp sớm khắc phục bất cập trong cơ chế giá điện.
Cuối tháng 3, Bộ Công Thương đã công bố số liệu giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022. Theo đó, giá sản xuất là 2.032,26 đồng/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. Như vậy, với mức giá bán lẻ bình quân ở thời điểm trước khi tăng giá là 1.864,44 đồng, EVN bán lỗ gần 168 đồng/kWh.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2023
Giá điện tăng gần 60 đồng, EVN yêu cầu phúc tra 100% hoá đơn có bất thường
Chi phí đầu vào tăng vọt, chủ yếu từ khâu phát điện tăng gần 21,5% so với 2021 do giá nhiên liệu (than, khí, dầu) leo thang, dẫn đến việc EVN lỗ hơn 36.294 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi thu nhập tài chính khác, EVN lỗ hơn 26.200 tỷ đồng trong năm ngoái.
Ủy ban Kinh tế lưu ý, phát triển năng lượng tái tạo là chủ trương lớn, được thể chế hóa trong các chiến lược, cơ chế khuyến khích phát triển của Chính phủ. Tuy nhiên, tình trạng khó khăn hiện nay là điện tái tạo sản xuất không bán được, chưa thống nhất được về cơ chế giá. Ngoài ra, Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch điện VIII chậm ban hành.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị Chính phủ bổ sung đánh giá nhằm làm rõ thêm vấn đề, thúc đẩy tiến độ các dự án về nguồn và lưới điện, chủ động phương án nguồn cung than, khí phục vụ sản xuất và vận hành hệ thống điện, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới.

Bất cập trong quản lý thị trường xăng dầu

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, năm 2022, có 1 chỉ tiêu không đạt là tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP chỉ vào khoảng 24,76%, thấp hơn mục tiêu đề ra (25,7-25,8%).
Nguyên nhân được đưa ra làdo trong quý IV/2022, hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, thách thức gia tăng; giá xăng dầu, nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh; thiếu hụt nguồn cung đầu vào, tăng chi phí sản xuất.
"Trong bối cảnh giá cả leo thang, nhất là giá xăng dầu, gây áp lực lớn lên hoạt động sản xuất, tác động không nhỏ đến doanh thu và mức tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo", - ông Dũng lý giải.
Chính phủ báo cáo, sau những biến động năm 2022 va đầu năm 2023, thị trường xăng dầu trong nước có xáo trộn do sự cố Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, dẫn đến hàng cung ứng trong 10 ngày đầu năm bị giảm 20-25%. Tuy nhiên, tình hình hiện đã ổn định.
Dù vậy, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đã cho thấy, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong quản lý, điều hành thị trường này.
Theo đó, trong 7 tháng qua, giá xăng dầu được kiểm soát, nguồn cung trong nước đủ nhưng nhiều cửa hàng vẫn ngừng kinh doanh, có tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ diễn ra tại một số địa phương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì họp về công tác chuẩn bị Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Vì sao nên giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Cơ quan thẩm tra cho rằng, nguyên nhân chính là do cách tính giá bán lẻ xăng dầu chưa phù hợp với biến động thị trường, không có tính cạnh tranh và chưa đủ bù đắp chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Trong bối cảnh nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu "đối phó" với cơ quan quản lý bằng cách bán xăng dầu nhỏ giọt, Ủy ban Kinh tế nhận định, điều này là do Bộ Công Thương áp dụng giải pháp tình thế là sử dụng lực lượng Quản lý thị trường để xử phạt các cửa hàng bán lẻ xăng dầu dừng bán không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Dù mức chiết khấu sau thời gian dài giảm thấp (thậm chí 0 đồng) đã tăng trong tháng 2, Ủy ban Kinh tế vẫn ghi nhận, việc tăng này là không bền vững và đây chỉ là giải pháp tình thế để các đầu mối giảm bớt tồn kho, thu hồi vốn, chưa giải quyết được căn cơ vấn đề. Ngoài ra, việc sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu còn có bất cập.
"Việc trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu dẫn đến bỏ lỡ tín hiệu của thị trường, tiềm ẩn sự không minh bạch", - cơ quan thẩm tra nhận định.
Sau hơn một năm Nghị định 95/2021 đi vào hiệu lực, đã có một số vấn đề vướng mắc nảy sinh. Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ sớm sửa đổi để kịp thời tháo gỡ hạn chế còn tồn tại trên thị trường xăng dầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала