Vận chuyển hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam rẻ hơn TP.HCM – Hà Nội

© Ảnh : Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT)Buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam tại Hà Nội
Buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Đăng ký
Khi mua sắm trên các sàn thương mai điện tử, khách hàng thậm chí phải trả nhiều tiền cước vận chuyển hơn cho các đơn hàng trong nước, nếu so với các đơn hàng mua từ Trung Quốc.
Trong số các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghe có vẻ phi lý trên, có phần không nhỏ đến từ hoạt động cung ứng logistics của thị trường Việt Nam.

Phí vận chuyển đơn hàng trong nước cao hơn đơn hàng mua từ Trung Quốc

Ngày 11/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và Công ty cổ phần Quảng cáo và hội chợ thương mại Vinexad đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam (VILOG), sắp diễn ra tại TP.HCM (từ ngày 10-12/8/2023).
Sự kiện có sự hỗ trợ tích cực của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương).
Phát biểu tại toạ đàm, các chuyên gia đặt vấn đề về việc khi mua sắm trên các sàn thương mai điện tử, khách hàng đang phải trả nhiều phí vận chuyển hơn cho các đơn hàng trong nước, nếu so với các đơn hàng mua từ người bán hàng Trung Quốc.
Đây là tình trạng mà không ít khách hàng Việt Nam lâu năm vẫn thường gặp phải khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử.
Chẳng hạn, một đơn hàng mũ trẻ em mua từ người bán hàng Trung Quốc, giá vận chuyển về tới tay khách hàng ở Hà Nội là 15.000 đồng. Trong khi đó, cũng một đơn hàng tương tự, nếu mua từ TP.HCM thì người mua phải trả tiền cước vận chuyển đến gần 30.000 đồng.
Về điều này, ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó TGĐ Công ty Ratraco, người có kinh nghiệm hơn 10 năm trong mảng logistics thương mại điện tử cho biết, có 2 lý do khiến phí vận chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam rẻ hơn, thậm chí là thời gian vận chuyện ngắn hơn.
Nguyên nhân thứ nhất, theo ông Hùng, đó là do tổ chức hoạt động cung ứng logistics của thị trường Trung Quốc rất khác Việt Nam.
Theo đó, trong quá trình cung cấp dịch vụ với đối tác nước ngoài, ông Hùng nhận thấy có một số trường hợp, hàng hóa vật lý đã được tập kết tại các kho rất gần biên giới Việt Nam, tuy nhiên đơn vị xử lý dữ liệu hàng hóa lại nằm ở Thâm Quyến, Singapre hay một số địa điểm khác.
© Ảnh : Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT)Buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam tại Hà Nội
Buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam tại Hà Nội
Trong nền thương mại điện tử toàn cầu, hoạt động lên đơn, chốt đơn hay website của người bán có thể đặt tại bất cứ đâu, cả khi hàng hóa đã được tập kết tại khu vực ngay gần biên giới Việt Nam, cách Việt Nam chỉ 40-50 km.
Thứ hai, chi phí logistics thương mại điện tử ở Việt Nam còn cao một phần là do tính tập trung và sản lượng thị trường thấp. Các nhà bán hàng Việt Nam có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các nhà bán hàng Trung Quốc, do đó sẽ khó có cơ hội cho họ để doanh nghiệp giao hàng chặng cuối có thể tối ưu sản lượng vào một phương thức vận chuyển, giúp giao nhanh hơn và chi phí rẻ hơn trên mỗi đơn hàng, nếu so với một thị trường thương mại điện tử tập trung như Trung Quốc.
Theo ông Hùng, tại Trung Quốc, có những trung tâm chia chọn để xử lý lượng đơn hàng lên tới 10.000, 20.000 đơn mỗi giờ. Việt Nam hiện cũng đã có một vài trung tâm xử lý được 12.000 đơn/giờ, nhưng ít có nhà bán hàng nào đạt được quy mô lớn như vậy. Mức sản lượng này thường chỉ tập trung vào giai đoạn các sàn thương mại điện tử bắt đầu chiến dịch giảm giá.

Tiềm năng của ngành Logistics Việt Nam

Về phần mình, ông Robin Hou, Phó chủ tịch Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Quảng Đông cho biết, khi ngành logistics mới phát triển, chi phí vận chuyển của Trung Quốc cũng rất cao.
Tuy nhiên, giai đoạn sau này, khi thương mại điện tử bùng nổ, các doanh nghiệp logistics mở ra nhiều hơn và cạnh tranh lẫn nhau, chi phí vận chuyển giảm xuống đáng kể, và người tiêu dùng là người hưởng lợi cuối cùng.
Ông Hou nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn trong thương mại điện tử, và sẽ sớm phát triển các mảng logistics tương ứng. Khi đó, giá cước vận chuyển giảm xuống, người bán hàng và chủ hàng sẽ cùng được hưởng lợi.
Agility ghi nhận, trong năm 2022, Việt Nam xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Logistics là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD.
Sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.05.2023
Việt Nam có thể thành trung tâm sản xuất điện tử ở châu Á

Điểm yếu

Tuy vậy, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể…
Năm 2023, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức triển lãm riêng biệt quy mô lớn dành cho ngành logistic. Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam (VILOG) sẽ diễn ra từ ngày 10-12/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị TP.HCM, Hiệp do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) và Công ty Vinexad tổ chức.
Sự kiện được kỳ vọng sẽ mang đến cơ hội lớn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế, cũng như các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ hàng giao lưu, hợp tác và lựa chọn các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала