G7 ở Hiroshima: Chốn đau thương của người Nhật lại sẽ không được nghe một tiếng ăn năn?

© Sputnik / Eleonora ShumilovaKhu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Đăng ký
Ngày 19 tháng 5, Biden và các nhà lãnh đạo G7 sẽ đến thăm Bảo tàng bom nguyên tử ở Hiroshima. Tuy nhiên, được biết rằng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ không lên tiếng xin lỗi về vụ đánh bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki.
Sputnik đã hỏi chuyên gia tại sao trong các chuyến thăm thành phố nạn nhân bom nguyên tử đầu tiên, các đại diện của Nhà Trắng lại tránh xin lỗi người Nhật ở cấp chính thức.
Chẳng hạn, trong chuyến thăm mới đây của Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, các nhà báo Nhật Bản trực tiếp hỏi về “thông điệp” gửi các nạn nhân vụ đánh bom, nhưng nói một cách nhẹ nhàng, câu trả lời của ông Blinken là khá mơ hồ. Mỹ vẫn im lặng trước việc người Mỹ là thủ phạm vụ tấn công khủng khiếp nhất thế kỷ 20.

Chính sách của Mỹ là không xin lỗi

Theo ông Oleg Kazakov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Trung Quốc và các quốc gia châu Á đương đại, chính trị thế giới hoạt động theo quy luật riêng, nơi đó đạo đức và luân lý thường không có chỗ đứng:

“Mỹ và Nhật Bản nhìn nhận lịch sử theo cách khác nhau. Đối với người Mỹ, rõ ràng là Nhật Bản đã tấn công đất nước của họ. Vì vậy, ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là hành động trả thù kẻ xâm lược. Tất nhiên, cũng có những yếu tố chính trị nghiêm trọng khác. Trước hết, các cuộc tấn công hạt nhân mang chức năng đe dọa Liên Xô, đồng thời rốt cuộc giúp đánh bại quân Nhật. Đương nhiên, xét từ quan điểm đạo đức con người thì lời xin lỗi của Mỹ về vụ đánh bom nguyên tử sẽ là một bước đi hoàn toàn đúng đắn và phù hợp.

Rốt cuộc, vụ đánh bom nguyên tử vào các thành phố Nhật Bản là hành động hoàn toàn man rợ. Tuy nhiên, xét theo quan điểm chính sách của Washington, điều này vẫn không hoàn toàn đúng. Ngoài ra, Hoa Kỳ cho rằng trong thời kỳ hậu chiến họ đã tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho Nhật Bản. Do đó, tất cả những thành công tiếp theo của nước này, khi kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai trên thế giới trong một thời gian dài, người Mỹ đều coi chuyện đó là công lao của họ.

Theo đó, trong suy nghĩ của người Mỹ, có lẽ không có gì phải xin lỗi. Ngay cả khi nạn nhân là thường dân.
Trong khi đó, vẫn còn phải xem lãnh đạo các nước G7 sẽ ở trong bảo tàng bao lâu.
Trên thực tế, ngay cả Tổng thống Barack Obama, người được giải Nobel Hòa bình, cũng chỉ dành 10 phút tham quan Bảo tàng Hiroshima. Rõ ràng là thời gian ít ỏi như vậy hoàn toàn không đủ, cho dù là để ăn năn thầm lặng nhưng chân thành.
Thông tin cơ bản về Hội nghị thượng đỉnh G7 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Multimedia
Thông tin cơ bản về Hội nghị thượng đỉnh G7
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала