Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triệu tập cuộc họp về giảm lãi suất cho vay

© TTXVN - An Văn ĐăngPhó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Đăng ký
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có giấy triệu tập lãnh đạo các ngân hàng thương mại tham dự cuộc họp vào sáng 25/5 nhằm thảo luận việc giảm lãi suất cho vay.
Việc NHNN giảm lãi suất điều hành tạo tiền đề để các ngân hàng giảm lãi suất huy động. Từ đó giảm chi phí vốn, có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Động thái hạ lãi suất lần này được kỳ vọng sẽ có sự lan tỏa giảm mạnh hơn lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

NHNN họp bàn giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam dự kiến triệu tập cuộc họp về giảm lãi suất cho vay vào sáng 25/5.
Sau quyết định giảm lãi suất điều hành, chiều 24/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có giấy mời gửi một số đơn vị chức năng và một số ngân hàng thương mại. Theo báo Công an nhân dân đưa tin, nội dung cuộc họp được đề cập là để triển khai việc giảm lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
Với cuộc họp bàn giảm lãi suất cho vay vào ngày mai, nhiều doanh nghiệp, người dân cùng kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục được kéo giảm trong thời gian tới.
Cuối giờ chiều ngày 23/5/2023 – như Sputnik đã đưa tin, ban hành 2 Quyết định giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước đã lần thứ ba hạ lãi suất điều hành trong năm 2023 nhằm góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, theo Quyết định số 950/QĐ-NHNN ngày 23/5/2023, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.
Theo Quyết định số 951/QĐ-NHNN, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường. Các quyết định giảm lãi suất trên có hiệu lực từ ngày 25/5/2023.
Động thái mới của Ngân hàng Nhà nước sẽ góp phần làm giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại và tiết giảm được chi phí cho các doanh nghiệp, nhất là chi phí lãi vay.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2023
Vì sao lãi suất cho vay ở Việt Nam vẫn neo cao?

Quyết định hạ lãi suất của NHNN là phù hợp

TS. Nguyễn Hữu Huân, Trưởng bộ môn Tài chính - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đánh giá động thái giảm lãi suất điều hành lần thứ ba này thể hiện quyết tâm của NHNN trong việc thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam nhận định, đây là mức giảm lãi suất tương đối phù hợp ở giai đoạn này.

"Tuy mặt bằng lãi suất cho vay hiện tại còn cao, nhưng với sự quyết liệt giảm lãi suất huy động và lãi suất điều hành thì tương lai gần trong vòng vài tháng nữa lãi suất cho vay tiếp tục giảm. Qua đó hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho nền kinh tế", - Thời báo Ngân hàng dẫn ý kiến ông Đỗ Bảo Ngọc cho biết.

TS. Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia nêu quan điểm, động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước là phù hợp với diễn biến tình hình trong nước cũng như quốc tế.
Ngân hàng Nhà nước không giảm trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, lại giảm trần lãi suất tiền gửi từ 1 đến dưới 6 tháng lần thứ 2 liên tiếp. Động thái này sẽ phát tín hiệu quan trọng cho thị trường về xu hướng lãi suất thời gian tới. Các ngân hàng thương mại cũng phải điều chỉnh mặt bằng tiền gửi các kỳ hạn khác.
"Chính việc hạ nhiệt lãi suất huy động sẽ có ý nghĩa quan trọng trong giảm giá vốn đầu vào của các ngân hàng thương mại, từ đó mới có cơ sở để hạ được lãi suất đầu ra, chính là lãi suất cho vay", - TS. Thành kỳ vọng.
Tòa nhà văn phòng trung tâm Agribank. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2023
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói về quyết định quan trọng đối với Agribank

Việc NHNN giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ

TS. Nguyễn Hữu Huân, việc giảm lãi suất chỉ là yếu tố cần, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả phải có nhiều giải pháp đồng bộ.

"Cầu nền kinh tế đang yếu, doanh nghiệp không thấy cơ hội kinh doanh, cho dù giảm lãi suất doanh nghiệp cũng không vay để làm gì. Nên kích cầu tiêu dùng mới là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mà để kích cầu hiệu quả chắc chắn phải đến từ khu vực công chứ giờ sức khỏe khu vực tư nhân suy giảm mạnh", - ông Huân nhận định.

Cùng chung quan điểm, CTCK ACB (ACBS) đánh giá, việc NHNN giảm lãi suất chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Cụ thể, sản xuất và tiêu dùng là hai lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, và hiện tại cả hai lĩnh vực đều đối mặt với sự suy giảm hoạt động. Do đó, người dân sẽ không có nhu cầu vay nợ để chi tiêu thêm và doanh nghiệp cũng không có ý định vay vay nợ để mở rộng hoạt động sản xuất.
Vì vậy, giảm lãi suất có thể không có nhiều tác động nếu không có sự tăng trưởng nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng. Ngành sản xuất của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào các đối tác thương mại lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Chúng ta có thể phải đợi sự hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đó. Bên cạnh đó, khi ngành sản xuất hồi phục, nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam cũng phục hồi. Những tác động trên mới là điều kiện đủ để thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2023", - ACBS phân tích.

Đơn vị này nhấn mạnh, gần đây Chính phủ đã can thiệp để hỗ trợ kích thích tiêu dùng nội địa thông qua các chính sách khác như Nghị định 12/2023/N-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và phí thuê đất trong năm 2023 và đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% cho tất cả các hàng hóa và dịch vụ.
"Chúng tôi kỳ vọng những chính sách này sẽ giúp bù đắp cho sự suy giảm tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, Chính phủ đã đưa ra các chính sách hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng và giải phóng dòng vốn", - ACBS nói.
ACBS cho rằng, Chính phủ dự định đẩy mạnh đầu tư công trong năm 2023, đây cũng là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.05.2023
"Nước cờ" đã được đoán trước của Ngân hàng Nhà nước

Doanh nghiệp đói vốn, ngân hàng cũng không muốn giữ tiền mãi trong két

Tại cuộc họp vào sáng nay 24/5 giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái với NHNN, đại diện các bộ ngành và một số ngân hàng quốc doanh về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất, quan điểm duy trì lãi suất phù hợp với lợi ích doanh nghiệp, người dân được chú trọng.
Báo cáo về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cho biết: tính đến ngày 16/5/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 2,1% so với cuối năm 2022 và tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2022. Dư nợ toàn nền kinh tế đạt trên 12,25 triệu tỷ đồng, tăng 2,72% so với cuối năm 2022 và tăng 9,32% so với cùng kỳ năm 2022.
NHNN cho hay, dù các tổ chức tín dụng có điều kiện để tăng tín dụng trong những tháng đầu năm do thanh khoản của hệ thống dồi dào và chưa bị giới hạn chạm trần. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước. Nguyên nhân là do cầu tín dụng giảm, sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế khó khăn khi 3 động lực tăng trưởng suy yếu; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý.
Về lãi suất, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, trong tháng 3, tháng 4, tháng 5/2023, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 3 lần lãi suất điều hành với mức 0,5-1,5%.
"Quyết định này thể hiện tính quyết đoán rất cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là một trong số ít ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành ngay trong các tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh các Ngân hàng Trung ương vẫn còn đang trong trong tiến trình tăng lãi suất trong cuộc chiến chống lại lạm phát", - Ngân hàng Nhà nước khẳng định.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu ra thực tế, hiện nay có nhóm doanh nghiệp không dám vay vì sợ kinh doanh thua lỗ. Có nhóm doanh nghiệp bảo đảm đủ điều kiện để vay vốn, nhưng không muốn vay vì đơn hàng giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, không sản xuất nên không có nhu cầu vay vốn. Còn lại là nhóm không thể vay vốn, đây là nhóm đông nhất, đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thiếu điều kiện vay vốn.
"Do đó hệ thống ngân hàng xem xét, nghiên cứu để có giải pháp phù hợp đối với nhóm doanh nghiệp này. Phải có giải pháp để xử lý tận gốc của vấn đề", - Thứ trưởng Bộ KH&ĐT khuyến nghị.
Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, thực tế, nhiều ngân hàng cũng đang đỏ mắt tìm doanh nghiệp để cho vay.
"Ngân hàng nào cũng muốn tìm khách hàng tốt để giải ngân. Chẳng có ngân hàng nào muốn giữ tiền trong két. Bởi nếu khư khư ôm vốn thì ngân hàng cũng "khó mà sống khỏe", - ông Chi nói thẳng.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là phải giữ ổn định kinh tế vĩ mô.
"Nếu không có một loạt giải pháp kịp thời, hiệu quả để kiểm soát lạm phát, bảo đảm tỷ giá, không điều hành lãi suất nhịp nhàng như thời gian qua,… liệu chúng ta có được như hiện nay không? Cách đây 7-8 tháng chúng ta cũng mong giữ được kinh tế vĩ mô ổn định như bây giờ. Chính phủ đã điều hành vĩ mô rất tốt", - Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi khẳng định.
© TTXVN - An Văn ĐăngPhó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.05.2023
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì họp về các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn và giảm lãi suất

Lãi suất phải hợp lý

Phát biểu kết luận, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhắc lại, ngân hàng và doanh nghiệp "phải đi chung con đường". Tuy nhiên, ngân hàng là định chế đặc biệt quan trọng, nên phải đảm bảo an toàn cho hệ thống; việc điều hành thị trường tiền tệ cũng phải tuân thủ các quy luật của thị trường.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục rà soát các quy định, thủ tục, nếu thuộc về chủ quan thì tháo gỡ ngay để phục vụ tốt nhất nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về điều hành lãi suất, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, hạ lãi suất huy động, để thiết lập mặt bằng lãi suất hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
"Phải thiết lập mặt bằng lãi suất huy động hợp lý thì lãi suất cho vay mới phù hợp. Doanh nghiệp phát triển ngân hàng mới phát triển", - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh NHNN cùng các bộ ngành phải phản ứng chính sách nhanh hơn, thông tin kịp thời để dư luận hiểu và đồng thuận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала