"Virus" sợ sai không dám làm đã lan từ cơ sở lên cấp Bộ

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi)
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 25/5, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận tại tổ về báo cáo kinh tế-xã hội, trước khi nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và thảo luận về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi) trong phiên họp tại hội trường vào buổi chiều.
Tại phiên thảo luận tổ, dẫn ra vấn đề y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) thẳng thắn nêu “các báo cáo đã trộn rất nhiều thuốc an thần, cái gì khó thì né nên đây là nghệ thuật viết báo cáo”.
liên quan đến thiếu thuốc, thiết bị y tế, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng Chính phủ đã ra Nghị quyết 30 và Nghị định 07 để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Sau một thời gian thực hiện, đại biểu đề nghị, cần phải có sơ kết để đánh giá kết quả, hiện trạng này đã thực sự tháo gỡ được hay chưa. Nếu hiệu quả thì cần luật hóa, bổ sung vào các điều luật. Bởi khi chưa cụ thể thành luật thì sau này cơ quan kiểm toán, cơ quan điều tra vào cuộc thì sẽ không có cơ chế bảo vệ cán bộ.
Trong triển khai, đại biểu cho rằng, cán bộ ngành y lo sợ sai không dám làm, không dám mua sắm... đã lan từ cơ sở lên cấp trên. Ví dụ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia là chương trình rất cần thiết dù vậy, tỷ lệ tiêm hiện nay chưa đạt mục tiêu do vướng mắc về thủ tục mua sắm vaccine, dẫn đến thiếu vaccine để tiêm chủng.
“Bây giờ cứ nói cán bộ y tế cơ sở sợ không dám mua sắm, nhưng virus sợ này đã lên đến Bộ Y tế”, đại biểu đoàn TP.HCM nêu.
TP.Hồ Chí Minh: Thêm 3 bệnh nhân ngộ độc Botulinum nhưng không còn thuốc giải độc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.05.2023
3 bệnh nhân ngộ độc botulinum đã có thuốc giải
Về vấn đề thuốc hiếm, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng vừa qua xảy ra vụ ngộ độc rất hiếm gặp. Dù điều tra dịch tễ nguồn gốc đã dò được rồi, nhưng kết luận do chả lụa thì chưa đủ dữ liệu. Đặc biệt khi “xảy ra ngộ độc có thể gây chết người hoặc di chứng, thì té ra chúng ta không có thuốc”.
Theo kinh nghiệm của bà, hàng năm các bệnh viện đều thống kê danh mục thuốc hiếm gửi sở Y tế duyệt, đưa lên Bộ Y tế để cấp số đăng ký cho công ty nhập về.
“Tôi khẩn thiết yêu cầu chúng ta hãy lấy nhu cầu quốc gia, tính toán số lượng, dư hơn thiếu, đắt cũng phải chịu. Nếu bị biến chứng thì thiệt hại còn gấp nhiều lần mua thuốc. Khi chúng ta đàm phán trước, chuẩn bị trước thì giá sẽ rẻ hơn chứ không đắt. Tôi nhìn Bộ Y tế trình mà tôi mệt mỏi, trình lên trình xuống. Xuống đến sở ngành, nhân viên lại cho vào ngăn kéo”, bà Lan nói và cho rằng việc này Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt.

Cán bộ sợ sai là biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay, hiện có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ.
“Phải xác định đây là những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị”, bà Trà nói.
Bộ trưởng Nội vụ cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang rất khó khăn, tình trạng này làm cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Điều này, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước. Vì vậy, đây là những biểu hiện không thể bênh vực, bao che.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Nội vụ cho biết có năm nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, theo bà Trà, đẩy mạnh giáo dục về chính trị- tư tưởng được coi là giải pháp quan trọng hàng đầu.
Theo đó, thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, pháp luật liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị là trách nhiệm, nhiệm vụ mà công chức phải thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.04.2023
Đề xuất mới về tinh giản biên chế của Bộ Nội vụ
Nhóm thứ hai, theo người đứng đầu ngành Nội vụ, là giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế. Bộ trưởng cho rằng, hệ thống thể chế, chính sách của chúng ta có những mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do vậy, quá trình thực thi công vụ cũng sẽ có những khó khăn, rào cản, vướng mắc. Theo bà Trà, lĩnh vực đầu tư, tài chính ngân sách, đầu tư công… đang là những lĩnh vực khó nhất.
Bộ trưởng Nội vụ cũng cho hay, Bộ đang tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tuy nhiên, việc ban hành nghị định này đang vướng rất nhiều quy định của pháp luật.
“Chúng tôi đang tham mưu Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tới đây Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Sau đó, Chính phủ mới ban hành nghị định. Như thế mới đầy đủ tất cả cơ sở hành lang pháp lý, mới bảo vệ được cán bộ chúng ta”, bà Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức trong thời gian tới, đưa toàn bộ nội dung liên quan đến khuyến khích, bảo vệ cán bộ vào luật này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала