Kiếm tiền ở Việt Nam: Mua phim JAV của Nhật cắt thành phim ngắn rồi bán cho người Mỹ

© Sputnik / Alexey Malgavko / Chuyển đến kho ảnhMàn hình máy tính xách tay.
Màn hình máy tính xách tay. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2023
Đăng ký
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Việt Nam đứng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để gian lận, vi phạm luật. Cứ 100 đồng tiền kiếm được từ hành vi gian lận trên YouTube, có 55 đồng của người dùng Việt Nam.
Ngày 27/5, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo kết nối với mạng lưới quản lý đa kênh (MCN), các công ty truyền thông và nhà sáng tạo nội dung trên mạng.
Đây là lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức chương trình lắng nghe, trao đổi trực tiếp với hàng trăm người tạo nội dung, đại diện mạng lưới quản lý đa kênh, công ty truyền thông trên các nền tảng xuyên biên giới.

Việt Nam không cấm TikTok, Youtube, Facebook

Tại Hội thảo, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) bày tỏ, trước đây có nhiều cuộc gặp gỡ với nghệ sĩ, công ty truyền thông, nhưng chưa có cuộc gặp gỡ với các KOL (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội).
"Đây là lần đầu tiên diễn ra cuộc gặp mặt kết nối ba bên gồm: cơ quan quản lý nhà nước - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung – KOL", - ông Do nói.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp để tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam.
Việc này khiến nhiều người đặt câu hỏi như thông điệp của cơ quan quản lý nhà nước về việc kiểm tra này là gì? Liệu Chính phủ có cấm TikTok không? Số phận các nền tảng khác như YouTube và Facebook sẽ ra sao?
"Nếu các nền tảng xuyên biên giới không hợp tác thì cơ quan quản lý sẽ ngăn chặn", - ông Lê Quang Tự Do khẳng định.
Chẳng hạn, nếu TikTok không hợp tác với bộ thì chắc chắn bị cấm. Nếu các nền tảng này hợp tác và tuân thủ thì sẽ được tạo điều kiện. Ông cũng lưu ý chữ "nếu" rất mong manh, nhưng quan trọng là nhận thức và thái độ của các nền tảng xuyên biên giới.
Một số hình ảnh từ chiến dịch #VaccineSo của TikTok hướng dẫn người dùng cách nhận biết các tính năng an toàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.05.2023
Kiểm tra toàn diện TikTok Việt Nam từ ngày 15/5

Việt Nam đứng đầu thế giới về vi phạm bản quyền

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã tạo rất nhiều cơ hội, tiềm năng cho sự phát triển của lĩnh vực sáng tạo nội dung số trên không gian mạng.
Tuy nhiên cũng sẽ đặt ra nhiều thách thách với những người làm sáng tạo nội dung cũng như trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Yêu cầu quan trọng nhất trong công tác quản lý là tạo điều kiện để lĩnh vực này phát triển đúng hướng và phục vụ cộng đồng, xã hội tốt hơn.
Ông Lâm chia sẻ, thực tế đáng buồn là hiện Việt Nam lại nằm trong danh sách một trong những nước hàng đầu thế giới về lạm dụng không gian mạng để làm những việc vi phạm đạo đức, pháp luật. Một trong những mục đích của những việc làm vi phạm này là kinh doanh kiếm tiền.

"Cứ 100 đồng tiền kiếm được từ hành vi gian lận trên YouTube, có 55 đồng của người dùng Việt Nam. Chúng ta đứng đầu danh sách vi phạm bản quyền. Có kênh livestream bóng đá lậu như Xôi Lạc TV. Có kênh lại mua phim đồi trụy của Nhật Bản, cắt thành nhiều phim ngắn rồi đóng gói, bán cho khán giả Mỹ", - ông nói thẳng.

Thứ trưởng cũng cho biết thêm, quốc gia đứng ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng cũng chỉ chiếm 5% thu nhập gian lận, tức chỉ bằng một phần mười Việt Nam. Tuần trước, Apple cũng thông báo gỡ hơn 8.000 ứng dụng vi phạm có nguồn gốc Việt Nam, không ít trong số đó là ứng dụng về sáng tạo nội dung.
Ông nói đó là "kỷ lục buồn" cho thấy thực trạng là bên cạnh những nội dung tích cực, nhiều nhà sáng tạo vẫn làm ăn, kiếm tiền bất chấp. Một phần trách nhiệm thuộc về các nền tảng như YouTube, TikTok, Facebook khi không kiểm soát được nội dung, người dùng trên nền tảng. Các nhà quảng cáo cũng có trách nhiệm khi vẫn chi tiền vào nội dung bẩn.
Thứ trưởng Lâm nhắc lại, Nhà nước không làm khó doanh nghiệp muốn quảng cáo trên không gian mạng, nhưng không thể có chuyện một đồng tiền chảy vào nội dung tử tế và nội dung độc hại mà doanh nghiệp vẫn thấy bình thường.
"Làm tử tế vẫn sống được và thậm chí sống tốt", - Thứ trưởng Lâm nêu rõ.
Cô gái viết một tin nhắn - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2023
Bộ Thông tin và Truyền thông có đang gặp khó với tin rác?

"White list và Black list"

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) khẳng định, thời gian tới Bộ TT&TT sẽ quyết liệt, mạnh tay hơn trong công tác quản lý để làm "sạch" nội dung trên mạng.
Bộ đang trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Nghị định mới này sẽ bổ sung nhiều quy định nhằm tăng trách nhiệm của các chủ kênh, tài khoản trên các nền tảng xuyên biên giới.
Nghị định cũng chỉ cho phép các kênh, tài khoản có đăng ký thông báo với Bộ được tham gia hoạt động có phát sinh doanh thu; các quy định khóa kênh, khóa tài khoản rõ ràng hơn trước đây.
“Đặc biệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và đăng tải công khai Danh sách nội dung "đã được xác thực" trên mạng (gọi tắt là "White list"), để khuyến nghị các doanh nghiệp quảng cáo, nhãn hàng tại Việt Nam ưu tiên lựa chọn quảng cáo", - ông Do cho hay.
Đây là những kênh, tài khoảng đã đăng ký và cam kết phát triển nội dung "sạch". Bộ TT&TT cũng đã xây dựng "Black list" gồm danh sách các kênh, tài khoản xấu, độc gửi các nhãn hàng, đại lý quảng cáo không đặt quảng cáo. Còn các kênh, tài khoản hiện chưa đăng ký White list, thì các công ty, nhãn hàng vẫn được đặt quảng cáo nhưng họ sẽ thận trọng hơn trong việc lựa chọn. Vì thế, Bộ khuyến khích các công ty quản lý đa kênh, công ty truyền thông, tài khoản, kênh, trang mạng xã hội có danh tính xác thực đăng ký với Bộ tham gia "White list" để được hỗ trợ kết nối và phát triển.
TikTok - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2023
Việt Nam sẽ yêu cầu TikTok cung cấp ‘vũ khí lợi hại’ nhất của nền tảng video ngắn này

"Bộ nói và đã làm"

Trước tình trạng người làm sáng tạo nội dung trên mạng có tư duy bất chấp, thậm chí cố tình làm những nội dung "bẩn" để nổi tiếng, bởi càng nổi tiếng càng kiếm được nhiều tiền và thực tế sau khi bị xử lý khóa kênh, tài khoản do vi phạm, người dùng lại lập kênh, tài khoản mới và tiếp tục hoạt động với những nội dung "bẩn", ông Lê Quang Tự Do chia sẻ, hiện chưa có chế tài cụ thể với việc thành lập các kênh mới với người dùng đã bị khóa kênh cũ, nên Bộ đang làm việc với các nền tảng để có sự đồng thuận và biện pháp xử lý triệt để hơn trường hợp này.
Một biện pháp mạnh hơn nữa mà Bộ cũng đang triển khai là xây dựng quy trình để xử lý những người làm nội dung xấu, độc hại, vi phạm bằng biện pháp hạn chế sự xuất hiện trên các phương tiện, nền tảng, hạn chế tiếp cận công chúng.
"Sắp tới sẽ có thêm nhiều chế tài để hạn chế người làm nội dung bẩn không thể kiếm tiền, không thể tiếp cận được với công chúng", - ông Do cho biết.
Ông dẫn chứng trường hợp tài khoản Thơ Nguyễn đã gần được nút Kim cương trên YouTube nhưng sau khi có nội dung vi phạm và bị xử lý, kênh này hiện gần như "đã chết".
Ông Do thẳng thắn cho biết, liên quan đến các nội dung xấu độc, về lâu dài, những nhà sáng tạo nội dung bẩn cũng không thể bước vào con đường hoạt động nghệ thuật chính thống.
"Bộ nói và đã làm. Đã có MC truyền hình nổi tiếng vi phạm. Cơ quan chức năng không chỉ xử phạt mà còn yêu cầu nhà đài ngừng hợp đồng với chương trình người này đang dẫn", - ông Do ví dụ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала