- Sputnik Việt Nam, 1920
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Sau khi Kiev tăng cường tấn công DNR và LNR, theo yêu cầu của các nước cộng hòa này, Nga đã công nhận nền độc lập của họ. Lực lượng an ninh Ukraina tiếp tục tấn công Donbass. Ngày 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo rằng ông đã quyết định về một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Phải chăng Hoa Kỳ cũng thấy chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Kiev là vô trách nhiệm

© Ảnh : Public domainBom hạt nhân B61 của Mỹ
Bom hạt nhân B61 của Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.06.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Các tuyên bố về việc chuyển giao vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Kiev là hoàn toàn vô trách nhiệm và Hoa Kỳ sẽ không tán đồng vì Washington nghi ngờ mức tham nhũng ở Ukraina.
Đó là nhận định do ông Sergei Oznobishchev Trưởng phòng Phân tích chính trị-quân sự và các dự án nghiên cứu của Trung tâm An ninh Quốc tế từ Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga nêu với Sputnik.
Trước đó, trong bài viết đăng trên 19fortyfive, chuyên gia Michael Rubin thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Mỹ đã kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden «ngăn chặn Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraina» bằng cách chuyển giao vũ khí hạt nhân chiến thuật cho Kiev. Theo ý kiến ​​​​của ông này, Washington nên cho Matxcơva thấy rằng bất kỳ động tác nào sử dụng vũ khí hạt nhân chống Ukraina đều sẽ dẫn đến việc chuyển giao thứ vũ khí tương tự cho Kiev, hệ quả sau đó sẽ không thể kiểm soát.

"Những tuyên bố kiểu như vậy là cực vô trách nhiệm, bởi làm vậy sẽ không chỉ gia tăng mức độ đối đầu mà còn khiến trong diễn trình sự kiện tạo ra bước ngoặt đột ngột về chất, không thể không hiểu điều đó. Chính quyền Joe Biden hẳn sẽ không dám chấp nhận cách làm này, và tôi sẵn sàng đánh cược rằng Washington sẽ không tán đồng, mặc dù có lẽ sẽ tổ chức cuộc thảo luận nhỏ với các phe cực tả hoặc cực hữu", - ông Oznobishchev nói.

Quốc kỳ Ukraina trên đài quan sát ở Lvov - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Ukraina tố Hoa Kỳ khiến Kiev mất vũ khí hạt nhân
Chuyên gia lưu ý rằng cơn khát vũ khí như ở Ukraina tham nhũng nặng nề đôi khi cũng xuất hiện ở các nước khác còn việc sử dụng vũ khí thì không ai kiểm tra.
"Tất nhiên, vũ khí trôi nổi không kiểm soát và do đó việc cung cấp vũ khí hạt nhân càng đặc biệt nguy hiểm. Mối đe dọa thảm khốc của chủ nghĩa khủng bố thực sự treo lơ lửng trên đầu nhân loại, còn đánh cắp đạn hạt nhân không phải là chuyện bất khả thi. Tôi tin chắc rằng ở nước Mỹ người ta cũng hiểu rõ điều này", - chuyên gia Oznobishchev nói thêm.

Chiến dịch quân sự ở Donbass

Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала