Đồng Việt Nam có thể suy yếu nhưng USD đang mất thế độc tôn

© iStock.com / Holger Kleine Tiền VND
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
Đăng ký
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, việc Ngân hàng Nhà nước quyết định hạ lãi suất sẽ khiến giá trị đồng Việt Nam giảm, nhưng không đáng lo ngại vì USD cũng suy yếu đi.
Đặc biệt, theo chuyên gia kinh tế, việc ổn định tỷ giá hối đoái trong trung hạn không chỉ đơn thuần là tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ, mà là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế bền vững.

Đơn hàng của Việt Nam giảm một phần do thiếu chứng chỉ xanh

Đánh giá về quyết định hạ lãi suất lần thứ 4 liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước với Đầu tư Chứng khoán – chuyên trang của báo Đầu tư, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, động thái giảm lãi suất lần này của Ngân hàng Nhà nước có tác động rất tích cực trong thời điểm hiện tại.
Theo nhà kinh tế, quyết định hạ lãi suất sẽ hỗ trợ hoạt động sản xuất - kinh doanh phục hồi, đặc biệt trong khu vực dịch vụ, bán lẻ, tiêu dùng. Đây cũng chính là các lĩnh vực có thể tạo ra động lực cho các lĩnh vực khác dần phục hồi và hơn thế, giúp thị trường lấy lại niềm tin về triển vọng kinh tế sẽ tốt hơn.
Dù vậy, theo chuyên gia, hiện có 2 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết. Thứ nhất, thông tin trên thị trường hiện nay đề cập nhiều về các đơn hàng xuất khẩu giảm nghiêm trọng, bởi kinh tế các quốc gia nhập khẩu gặp khó khăn dẫn tới hạn chế chi tiêu.
đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.06.2023
5 người từ Ba Lan mang trái phép 14 tỷ đồng ngoại tệ vào Việt Nam
“Điều này đúng, nhưng chỉ đúng một phần và một phần nguyên nhân là chúng ta đã không chuẩn bị trước về câu chuyện kinh tế xanh, xuất khẩu xanh”, - theo ông Nghĩa.
Chuyên gia lưu ý, đây là xu thế mà các quốc gia khác đã âm thầm chuẩn bị 2 - 3 năm nay dẫn đến không ít mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chịu cảnh số lượng đơn hàng giảm một nửa, chủ yếu do thiếu chứng chỉ xanh.
TS. Lê Xuân Nghĩa cho hay, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Bangladesh, Trung Quốc và một số quốc gia khác đã có chứng chỉ xanh nên gần như không bị suy giảm về đơn đặt hàng, đặc biệt đối với những mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, giày da.
“Đây là một bài học lớn cho Việt Nam, bởi lâu nay chúng ta nằm trong nhóm các quốc gia đề cập đến chứng chỉ xanh nhiều nhất thế giới nhưng thực tế triển khai còn hạn chế”, - TS. Lê Xuân Nghĩa thẳng thắn.
Chuyên gia nhắc lại, trong tương lai, kinh tế xanh, xuất khẩu xanh sẽ là một xu thế chính. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao sức cạnh tranh cho tăng trưởng bền vững, điều quan trọng bây giờ là cần có chứng chỉ xanh.
Khách hàng giao dịch tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.05.2023
Tăng lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng: Việt Nam quy định mức lương mới
“Nếu không có chứng chỉ này, hàng xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai gần cũng như trong trung hạn sẽ bị “gạt bỏ”, cho dù đó là hàng hóa tốt, có sức cạnh tranh mạnh mẽ”, - ông Nghĩa nói.

Đồng Việt Nam mất giá nhưng không đáng lo

Vấn đề thứ hai, thặng dư thương mại giảm. Theo ông Nghĩa, về lý thuyết, xuất khẩu suy giảm, thặng dư thương mại là do nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào nhập khẩu nên có thể dự đoán, khi nhập khẩu trong thời gian tới giảm thì xuất khẩu cũng sẽ giảm theo.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…, những mặt hàng chủ lực cho tăng trưởng kinh tế giảm nên chu kỳ kinh doanh sắp tới có nguy cơ suy giảm.
“Do đó, thặng dư thương mại hiện đạt vài tỷ USD là điều đáng lo, chứ không phải đáng mừng. Dẫu sao, thặng dư thương mại có tác dụng nhất định đến việc ổn định cán cân vãng lai, dù có thâm hụt nhưng mức độ không lớn”, - ông Nghĩa nhận định.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Kinh tế Việt Nam yếu đi nhưng tiền Đồng đang bộc lộ sức mạnh trước USD
Chuyên gia kinh tế cũng lưu ý, thâm hụt thương mại ở mức thấp có thể chuyển sang mức cao và cộng với đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm có thể dẫn đến cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt.
“Lúc đó, vấn đề tỷ giá hối đoái xuất hiện theo hướng đồng Việt Nam mất giá không phải do ảnh hưởng của bên ngoài tác động, mà do chính cấu trúc kinh tế”, - TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích.
Trả lời về vấn đề lãi suất điều hành giảm có tác động đến thị trường ngoại hối như thế nào, theo TS. Lê Xuân Nghĩa, về lý thuyết, hạ lãi suất sẽ khiến giá trị đồng Việt Nam giảm, nhưng do USD cũng giảm nên việc này không đáng lo ngại.

Xu thế USD ngày càng yếu đi

Bên cạnh đó, hạ lãi suất có tác động tích cực, giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh có triển vọng phục hồi.
“Người dân bắt đầu lấy lại niềm tin rằng, triển vọng của thị trường sẽ tốt hơn, đặc biệt là thị trường chứng khoán cũng như khu vực trái phiếu doanh nghiệp”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Những diễn biến trên thị trường cho thấy, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu phát hành trái phiếu. Cụ thể, hơn 20.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành thành công vừa qua phần lớn không phải là do doanh nghiệp lớn, mà là doanh nghiệp quy mô trung bình phát hành.
Thời gian tới, một số doanh nghiệp lớn như Vingroup dự kiến sẽ phát hành trái phiếu, không chỉ phát hành riêng lẻ mà phát hành trên cả thị trường đại chúng, dưới sự dưới sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.01.2023
Đồng Việt Nam mạnh lên nhờ động thái của Mỹ và Trung Quốc

“Những động thái này cho thấy dấu hiệu ấm trở lại trên thị trường vốn và các đợt giảm lãi suất, hoạt động điều hành chính sách tiền tệ vừa qua của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một xu hướng tích cực cho thị trường vốn nói chung”, - ông Nghĩa nhận định.

Theo TS. Nghĩa, việc ổn định tỷ giá hối đoái trong trung hạn không chỉ đơn thuần là tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ, mà là vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế bền vững.
Đồng thời với đó là môi trường kinh doanh dài hạn, ổn định để thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
“Nói cách khác, vấn đề đặt ra không chỉ đơn thuần là tác động của bên ngoài như thế nào, mà là thực lực kinh tế, sức cạnh tranh thực sự của Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của chính sách tiền tệ, mà là của cấu trúc nền kinh tế”, - ông Nghĩa chỉ rõ.
Nhận định về các động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, sau đợt điều chỉnh lãi suất gần đây nhất của Fed, chỉ số USD (Dollar Index) gần như không đổi, vẫn là 103,8 và giữ ở mức này tương đối lâu.
Các chuyên gia tài chính quốc tế đều dự báo rằng, chỉ số USD sẽ tiếp tục giảm, kể cả khi Mỹ có tăng lãi suất trong thời gian tới, bởi xung đột giữa Nga và Ukraina có thể dẫn đến xu thế đa cực xuất hiện. Khi xu thế lớn xuất hiện, bao giờ cũng thể hiện đầu tiên ở vấn đề đa tiền tệ trong thanh toán quốc tế.
“Ví dụ, trước đây, xu thế độc tôn là USD đóng vai trò đồng tiền thanh toán quốc tế và khi đa cực nghĩa là sẽ có nhiều đồng tiền khác có vai trò đó (mặc dù USD chiếm đến 50 - 60%). Điều đó cho thấy, xu thế USD ngày càng yếu đi trong so sánh với các đồng tiền khác, dù Fed có tăng lãi suất hay không”, - chuyên gia Việt Nam đánh giá.
Đồng yên  - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.01.2023
Đồng yen mất giá kỷ lục, FPT Việt Nam vẫn thắng lớn
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, xu thế này có thể tác động không nhỏ đến Việt Nam khi trước đây, chúng ta luôn lo ngại lạm phát quốc tế và phần nào đó là thanh khoản trong nước có thể tác động đến tỷ giá hối đoái, nói cách khác là đồng Việt Nam mất giá. Nhưng hiện nay, lo ngại đó đã giảm bớt, kể cả trong ngắn hạn cũng như trong trung hạn.
“Chính vì vậy, không nhất thiết phải neo lãi suất của Việt Nam ở mức cao, bởi quan ngại hạ lãi suất có thể làm đồng Việt Nam mất giá hơn”, - ông Nghĩa nhấn mạnh.

Dự báo tỷ giá USD/VND

Nói về động thái mua ròng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, quyết định mua ngoại tệ của cơ quan quản lý một mặt để ổn định tỷ giá, mặt khác để tăng cung tiền trong lưu thông, bởi đây là kênh tăng cung tiền nhanh nhất, thậm chí nhanh hơn cả nghiệp vụ trên thị trường mở.
“Tuy nhiên, tôi cũng muốn lưu ý, USD mua được trong những tháng qua phần lớn là do nhập khẩu giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp không đầu tư, không mở rộng sản xuất - kinh doanh, một trong những nguyên nhân chính là chi phí vốn đầu tư cao, đặc biệt là lãi suất vay trung và dài hạn”, - ông Nghĩa nêu rõ.
Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, với động thái hạ lãi suất, hệ thống ngân hàng có thể tạo ra một làn sóng để thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán phục hồi, cung cấp vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp.
Dự báo về tỷ giá cuối năm 2023, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đồng Việt Nam mất giá khoảng 3 - 4%.
Đáng chú ý, Việt Nam không nằm trong danh sách các nước thao túng tiền tệ mà Mỹ vừa công bố, đồng nghĩa với việc Việt Nam đảm bảo được một số yếu tố như thặng dư thương mại không quá lớn đối với Mỹ (15 tỷ USD), cán cân vãng lai không quá 3% GDP, mua vào ngoại tệ không quá 2% GDP.
Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.12.2022
Việt Nam thu ngân sách 240.000 tỷ đồng
“Theo đó, thị trường ngoại hối sẽ không có những biến động lớn về tỷ giá cuối năm 2023”, - chuyên gia khẳng định.
Vừa qua, như Sputnik đã thông tin, Việt Nam đang ghi nhận nhiều yếu tố hỗ trợ tỷ giá trong nửa cuối năm nay. Theo Chứng khoán Yuanta, tỷ giá sẽ dao động trong biên độ +/-3% theo tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước, mức biến động này thấp hơn biên độ +/-5% theo quy định hiện nay.
Tính tới đầu tháng 6/2023, tỷ giá USD/VND đã giảm khoảng 0,52% so với thời điểm đầu năm 2023 nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ thặng dư cán cân thương mại, dòng vốn FDI giải ngân, du lịch quốc tế hồi phục và một phần nhờ đồng USD trên thị trường quốc tế yếu đi.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, NHNN đã mua thêm khoảng 6 tỷ USD bổ sung vào dự trữ ngoại hối. IMF trước đó đãdự báo dự trữ ngoại hối Việt Nam cuối năm 2023 ở mức 95 tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала