Tiếp tục xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam

© Ảnh : An Văn Đăng - TTXVNXét xử sơ thẩm vụ án về tội tham ô tài sản tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Xét xử sơ thẩm vụ án về tội tham ô tài sản tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng nay (27/6), Tòa án Quân sự thủ đô tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng).
Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Nguyễn Văn Sơn (cựu Trung tướng, cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam), Hoàng Văn Đồng (cựu Trung tướng, cựu Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển), Doãn Bảo Quyết (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Chính ủy Cảnh sát biển), Phạm Kim Hậu (cựu Thiếu tướng, cựu Tham mưu trưởng Cảnh sát biển), Bùi Trung Dũng (cựu Thiếu tướng, cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển), Nguyễn Văn Hưng (cựu Đại tá, cựu Phó Tư lệnh Cảnh sát biển) và Bùi Văn Hòe (cựu Thượng tá, cựu Phó Trưởng phòng Tài chính Cảnh sát biển).
Trước đó, ngày 31/5, vụ án từng có quyết định đưa ra xét xử nhưng phải dời lịch vì Bùi Văn Hòe có thêm luật sư bào chữa. Hai luật sư của bị cáo Hòe cần thêm thời gian để nghiên cứu hồ sơ bào chữa cho thân chủ của mình nên đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, cáo trạng xác định tháng 2/2019 Bộ Quốc phòng giao Bộ tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng 450 tỉ đồng. Trong đó, Bộ tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị.
Bị cáo Nguyễn Văn Sơn, khi đó là tư lệnh cảnh sát biển, đã gặp và yêu cầu Nguyễn Văn Hưng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật khi thực hiện mua sắm vật tư thì phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng.
Tuy nhiên, ông Hưng nói Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỉ đồng là rất lớn, khó thực hiện, phải thống nhất trong thủ trưởng bộ tư lệnh mới làm.
Đầu tháng 4/2019, tại phòng ăn của thủ trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, ông Nguyễn Văn Sơn đã chủ động trao đổi việc “rút ruột” 50 tỷ đồng với những lãnh đạo cao nhất của Bộ tư lệnh, gồm Chính ủy Hoàng Văn Đồng, Phó chính ủy Doãn Bảo Quyết, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Phạm Kim Hậu và Phó tư lệnh Bùi Trung Dũng. Tất cả các lãnh đạo Bộ tư lệnh nói trên đều đồng ý và không có ý kiến gì khác.
tham nhũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2023
Bê bối nhận hối lộ của cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam: Kế hoạch bại lộ
Sau đó, Bộ Quốc phòng có điều chỉnh, giảm nguồn ngân sách phân bổ cho Bộ tư lệnh Cảnh sát biển năm 2019 xuống còn 444 tỷ đồng (giảm 6 tỷ so với thông báo). Để tạo điều kiện cho Cục trưởng Nguyễn Văn Hưng dễ dàng “rút ruột” 50 tỷ đồng, tướng Nguyễn Văn Sơn đã chỉ đạo Phó trưởng phòng Tài chính Nguyễn Văn Hòe cắt toàn bộ kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa trang bị của 4 vùng cảnh sát biển để phân bổ thêm 20 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật.
Cuối tháng 4/2019, Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển họp và ra quyết định phân bổ 179 tỷ đồng cho Cục Kỹ thuật, tăng 29 tỷ đồng so với dự kiến hồi tháng 3/2019.
Ông Hưng sau đó trao đổi và yêu cầu sáu trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật khi thực hiện chi tiêu nguồn ngân sách phải rút lại tổng số tiền 50 tỉ đồng để ông Hưng chuyển lại cho thủ trưởng bộ tư lệnh sử dụng vào việc chung.
Sáu trưởng phòng đều báo cáo với ông Hưng khó thực hiện, nhưng ông Hưng tiếp tục yêu cầu "phải xác định việc rút lại 50 tỉ đồng là nhiệm vụ thủ trưởng giao và phải hoàn thành".
Kết quả điều tra xác định ông Sơn ký hợp đồng 29 gói thầu với 21 doanh nghiệp, trong đó 24 hợp đồng với 16 doanh nghiệp liên quan đến việc rút lại 50 tỉ đồng.
Thực hiện chỉ đạo, các trưởng phòng nghiệp vụ đã phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó 9 gói chia nhỏ với giá trị dưới 10 tỷ đồng nhằm để cho các gói này thuộc thẩm quyền của Bộ tư lệnh Cảnh sát biển mà không cần báo cáo Bộ Quốc phòng.
Từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2020, sau khi nghiệm thu hợp đồng, các nhà thầu chuyển lại cho nhóm trưởng phòng của Cục Kỹ thuật tất cả 50 tỷ đồng. Riêng Trưởng phòng Xe máy phải tự bỏ ra 50 triệu đồng vì nhà thầu ban đầu hứa nhưng sau đó không chi “lại quả” theo thỏa thuận.
Cựu thiếu tướng Lê Văn Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Nhà Cựu Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển ăn hối lộ gần 7 tỷ đồng
Các trưởng phòng nhận tiền rồi chuyển cho Cục trưởng Nguyễn Văn Hưng. Cục trưởng Hưng chuyển lại cho Tư lệnh Nguyễn Văn Sơn. Ông Sơn tiếp tục chia cho mình và các ông Hoàng Văn Đồng, Phạm Kim Hậu, Doãn Bảo Quyết, Bùi Trung Dũng, mỗi người 10 tỷ đồng.
Bất ngờ, khoảng 5 tháng sau khi thực hiện hành vi phạm tội, cựu thiếu tướng Phạm Kim Hậu, khi đó là Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, tự làm đơn kèm theo 2 file ghi âm gửi cơ quan chức năng thừa nhận tiêu cực của bản thân và phản ánh vi phạm một số thủ trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển.
Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương lập tức vào cuộc xác minh. Đến tháng 1/2022, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã khởi tố vụ án, khởi tố các bị can.
Trong số 7 bị cáo, ông Sơn bị cáo buộc có vai trò chính, với vai trò là người chủ mưu, khởi xướng. Đến nay, ông Sơn cùng 4 cựu thủ trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển đã nộp lại mỗi người 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала