Chuyên gia: Kiev muốn gia nhập CPTPP trong bối cảnh họ không thể gia nhập NATO và EU

© Sputnik / Evgenya NovozheninaKiev
Kiev  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2023
Đăng ký
Mong muốn của Ukraina gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có bản chất chính trị trên phạm vi quốc gia, bởi vì chính quyền nước này không có gì để giới thiệu với người dân trong bối cảnh Kiev thất bại trong các nỗ lực gia nhập NATO và Liên minh châu Âu.
Ông Bogdan Bezpalko, thành viên Hội đồng Quan hệ các dân tộc thuộc Phủ Tổng thống Liên bang Nga, một chuyên gia về không gian hậu Xô Viết, nói với Sputnik về điều này.
Mới đây, kênh truyền hình NHK đưa tin Ukraina đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cần lưu ý rằng, Ukraina đã bày tỏ mong muốn tham gia hiệp định này vào tháng Năm. Bằng cách này Kiev dự định tăng cường quan hệ kinh tế với các nước thành viên, kênh truyền hình NHK đưa tin. Tuy nhiên, để Ukraina tham gia Hiệp định CPTPP cần có sự chấp thuận của tất cả 11 thành viên.

“Rất có thể việc nộp đơn xin gia nhập chỉ có bản chất chính trị trên phạm vi quốc gia này. Zelensky không có gì để giới thiệu với người dân: “Chúng tôi (Ukraina) không thể tham gia EU, chúng tôi không thể tham gia NATO, nhưng ít nhất hãy tham gia Hiệp định CPTPP, v.v. Điều này thật đáng buồn cười”, - ông Bezpalko nói.

Quảng trường Độc lập ở Kiev - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Ukraina nộp đơn xin tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
Theo ông, mong muốn của Ukraina chỉ có thể được phản ứng lại theo một cách hài hước, bởi vì nền kinh tế Ukraina từ lâu phụ thuộc vào lợi ích của Hoa Kỳ và những tổ chức của Hoa Kỳ, hoặc những tập đoàn đang lên kế hoạch “ăn nốt” Ukraina.
“Tôi không hiểu tại sao Ukraina làm như vậy. Chắc là bước đi này dành riêng cho chính trị trong nước, để chứng minh: “Hãy xem, chúng tôi không thể gia nhập NATO, không thể gia nhập EU, nhưng ít nhất chúng tôi sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương”, - chuyên gia lưu ý.
TPP là một hiệp định thương mại được ký kết vào tháng 2/2016 giữa 12 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ, nhằm mục đích cắt giảm hàng rào thuế quan, cũng như điều chỉnh nội quy ở các nước thành viên trong các lĩnh vực như luật lao động, bảo vệ môi trường, quyền sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực khác. Là một phần của thỏa thuận, Hiệp định TPP đã hướng tới mục tiêu cuối cùng là tự do hóa thương mại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau khi Donald Trump thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, Hoa Kỳ đã từ chối tham gia hiệp định. Khi đó, 11 quốc gia TPP - Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Nhật Bản, Mexico, Chile và Peru - đã thành lập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, thỏa thuận đã được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile. 11 quốc gia tham gia CPTPP có tổng GDP 11 nghìn tỷ USD.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала