Thời của Việt Nam đã tới khi vị thế của Trung Quốc bị xói mòn

© iStock.com / LordRunarCảnh Hà Nội
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.07.2023
Đăng ký
Theo Financial Times (FT), thời khắc bùng nổ của kinh tế Việt Nam đã đến. Khi rủi ro chính trị làm xói mòn lợi thế của Trung Quốc với tư cách là một điểm đến kinh doanh, thì Việt Nam lại nắm bắt tốt cơ hội đa dạng chuỗi cung ứng của các gã khổng lồ thế giới.
Việt Nam đang đứng giữa ngã ba đường – nhưng đó là một ngã rẽ quan trọng để đất nước vươn mình thịnh vượng và đạt được thành công lớn lao, vượt qua được ‘bẫy thu nhập trung bình’ và tránh được vết xe đổ của Malaysia hay Thái Lan.

Vị thế của Trung Quốc bị xói mòn, thời khắc kinh tế của Việt Nam đã tới

Sau nhiều thập kỷ hứa hẹn, thời khắc kinh tế của Việt Nam cuối cùng có thể đã đến.
Đây là nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á vào năm ngoái (tăng trưởng 8%) và là một trong số ít nền kinh tế trên toàn cầu đạt được mức tăng trưởng dương trong 2 năm liên tiếp kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
“Quốc gia Đông Nam Á này đã trở thành nước hưởng lợi lớn từ nỗ lực của các nhà sản xuất nhằm “giảm thiểu rủi ro” trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa Trung Quốc và phương Tây”, - FT nhấn mạnh.
Theo nhật báo tài chính của Anh, đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt lên mức cao nhất trong một thập kỷ vào năm 2022.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2023
“Những tên tuổi lớn bao gồm Dell, Google, Microsoft và Apple đều đã chuyển các bộ phận trong chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam trong những năm gần đây như một phần chính sách Trung Quốc +1”, - FT dẫn chứng.
Sự hấp dẫn là rất rõ ràng. Kể từ cuối những năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã giám sát quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bị kiểm soát sang mô hình tư bản chủ nghĩa và cởi mở hơn – theo cách mà chúng ta vẫn biết là Chính sách Đổi mới.
Đồng thời, vị trí chiến lược gần Trung Quốc cũng như lực lượng lao động trẻ, giá rẻ và được giáo dục tốt đã thu hút các nhà sản xuất.

“Mặc dù “Made in Vietnam” ban đầu gắn với các mặt hàng quần áo như giày Nike, nhưng giờ đây cụm từ này ngày càng được liên kết với các thiết bị điện tử cao cấp hơn như AirPods của Apple”, - tờ báo Anh chỉ rõ.

Các doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ, khi chi phí lao động gia tăng và rủi ro chính trị làm xói mòn lợi thế của Trung Quốc với tư cách là một điểm đến kinh doanh.
Hơn 20 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam năm ngoái chủ yếu từ Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc. Tỷ trọng nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam cũng tăng gần 2 điểm phần trăm kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bắt đầu bùng phát vào năm 2018.

Ngã ba đường để tránh bẫy thu nhập trung bình

Tăng trưởng nhanh dựa vào xuất khẩu đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo trong những thập kỷ gần đây.
“Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước ngã ba đường. Trong ngắn hạn, để tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, Việt Nam cần củng cố môi trường kinh doanh”, - FT nhấn mạnh.
Về lâu dài, để đáp ứng mục tiêu đầy tham vọng là trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045, Chính phủ cũng phải tận dụng lợi ích tăng trưởng sản xuất để đa dạng hóa nền kinh tế.
Trong thập kỷ tới, Việt Nam phải nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các kế hoạch đầu tư của nhà sản xuất. Lợi thế nhân khẩu học với nguồn nhân lực trẻ tuổi cung cấp một lượng lớn công nhân cho các doanh nghiệp sản xuất, nhưng sự cạnh tranh về năng lực - kỹ thuật đang gia tăng.
Các trường học của Việt Nam được xem là vượt trội trên toàn cầu, nhưng đào tạo nghề và giáo dục đại học cần một bước tiến mới. Thủ tục hành chính cần được đơn giản hoá hơn nữa nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Quang cảnh Sài Gòn hiện đại của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.06.2023
Mang lại nhiều yếu tố tích cực cho nền kinh tế Việt Nam
Trên tất cả, cơ sở hạ tầng Việt Nam cần được nâng cấp, trong bối cảnh mạng lưới điện của quốc gia này đang phải chịu sức ép của nhu cầu công nghiệp ngày càng tăng.
Tuy nhiên, việc đất nước tiến tới tình trạng có thu nhập cao vẫn khó đoán định. Malaysia và Thái Lan đã đi trên quỹ đạo tương tự như Việt Nam hiện nay vào cuối những năm 1990.
Thế nhưng, chính Thái Lan và Malaysia lại mắc phải cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình” — khi các quốc gia không thể chuyển đổi từ nền kinh tế có chi phí thấp sang nền kinh tế có giá trị cao, gây khó khăn cho việc cạnh tranh với cả các nước có thu nhập thấp và cao.

Tái cấu trúc động lực tăng trưởng để thịnh vượng

FT lưu ý, khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, tiền lương cũng sẽ tăng theo. Đất nước không thể dựa vào mô hình chi phí thấp mãi mãi.
“Sự phụ thuộc vào tăng trưởng dựa vào xuất khẩu sẽ khiến nước này dễ bị tổn thương trước môi trường thương mại toàn cầu đầy biến động”, - FT cảnh báo.
Theo thời gian, Việt Nam sẽ cần tái cấu trúc các động lực tăng trưởng hiện tại để hỗ trợ phát triển các ngành giàu tri thức nhằm đáp ứng mục tiêu năm 2045.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Xuất khẩu tiếp tục gặp khó - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2023
HSBC lạc quan về tình hình kinh tế Việt Nam quý 4/2023
Các dịch vụ xương sống như tài chính, hậu cần và dịch vụ pháp lý tạo ra việc làm có tay nghề cao và làm tăng giá trị cho các ngành hiện có.
Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho việc áp dụng công nghệ, tăng cường kỹ năng quản lý và tiếp tục giảm bớt các hạn chế đối với FDI trong lĩnh vực dịch vụ.
Tâm lý hồ hởi, phấn khích kinh doanh khắp sản xuất khắp Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều việc phải làm để biến xu hướng “giảm thiểu rủi ro” cạnh tranh giữa các nước lớn ngày nay thành sự thịnh vượng lâu dài và bền chặt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала