Ricons kiện Coteccons ngay cơn nước sôi lửa bỏng, nhà thầu lớn nhất Việt Nam đáp trả

© iStock.com / Utah778Chiếc búa của quan toà trên máy tính xách tay
Chiếc búa của quan toà trên máy tính xách tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2023
Đăng ký
Coteccons mới đây đã nhận được văn bản của Tòa án Nhân dân TP.HCM, trong đó thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của phía Ricons.
Thời điểm Ricons đệ đơn kiện Coteccons được xem là khá nhạy cảm khi cả hai công ty này đang tham gia trong 2/3 nhóm đối thủ cạnh tranh gói thầu số 5.10 của sân bay Long Thành.
Phía Coteccons đã lên tiếng khẳng định về khả năng tài chính của mình, đồng thời cáo buộc Ricons thiếu hợp tác trong việc cung cấp chứng từ đủ điều kiện pháp lý cũng như xác định giá trị công nợ phát sinh giữa hai bên.

Ricons kiện ra toà, đề nghị mở thủ tục phá sản Coteccons

Mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (Conteccons) đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM về việc công bố thông tin bất thường.
Theo đó, Conteccons nhận được Thông báo số 10/TB-TA ngày 04/07/2023 của Tòa án Nhân dân TP.HCM về việc Thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons.
Cả 2 doanh nghiệp trên đều thuộc 2/3 nhóm đối thủ cạnh tranh gói thầu số 5.10 (Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách" thuộc Dự án thành phần 3 - Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1), có giá trị hơn 35.000 tỷ đồng.
Tìm báo Đầu tư, khoảng tháng 3/2023, một công ty luật đại diện cho Ricons đã gửi văn bản tới Coteccons yêu cầu xác nhận công nợ và trả nợ. Nội dung văn bản cho biết, tính đến ngày 28/2/2023, tổng giá trị công nợ mà Coteccons phải trả cho Ricons là hơn 322 tỷ đồng; tổng giá trị công nợ Ricons phải trả cho Coteccons là trên 95 tỷ đồng.
Đại diện phía Rincons đề nghị Coteccons tiến hành ký kết biên bản thỏa thuận về việc xác nhận và cấn trừ công nợ đã đến hạn thanh toán với số tiền hơn 87,3 tỷ đồng và tiến hành thanh toán cho Ricons hơn 23,6 tỷ đồng tiền chênh lệch công nợ còn lại của kỳ này.
Đối với các công nợ còn lại hoặc phát sinh, hai bên sẽ cấn trừ/thanh toán vào các đợt thanh toán sau theo từng điều khoản hợp đồng.
Trường hợp doanh nghiệp không nhận được phản hồi hoặc Coteccons không thanh toán đúng hạn, Ricons sẽ tiến hành tất cả các biện pháp pháp lý, bao gồm cả việc khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để yêu cầu thanh toán nợ;
Tòa án Đức phạt nhà hoạt động Kolbasnikova 900 euro vì ủng hộ Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Tòa án Đức phạt nhà hoạt động Kolbasnikova 900 euro vì ủng hộ Nga
Nếu Coteccons không thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong 3 tháng, thì được xem là mất khả năng thanh toán nên Ricons sẽ có quyền yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản với Coteccons…
Như vậy, đến nay Ricons đã khởi kiện ra tòa đề nghị mở thủ tục phá sản với Coteccons.

Phản ứng của Coteccons

Sau khi nhận được văn bản của TAND TP.HCM thông báo thụ lý vụ việc, Coteccons đã có thông cáo khẳng định, giữa 2 công ty có phát sinh các giao dịch bao gồm các khoản phải thu và khoản phải trả.
Công nợ bắt đầu từ trước năm 2019, khi Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và được xác định là thành phần trong hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.
Khi còn hoạt động trong hệ sinh thái, một số dự án Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như: dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á, Dự án Golden Palace và một số giao dịch cho thuê thiết bị giữa hai công ty.
Cho đến nay, những công nợ phát sinh vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.
Ở chiều ngược lại, một số dự án Coteccons làm tổng thầu cũng phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ và chưa được quyết toán xong như: dự án Newtaco, Dự án Regina Giai đoạn 4, nhà xưởng Regina Miracle, Regina Giai đoạn 6, Dự án Regina Hưng Yên, dự án nhà máy Vinfast, dự án Simco.
Coteccons cho biết, bản thân công ty đã nhiều lần yêu cầu các cuộc họp trực tiếp và văn bản nhưng phía Ricons không cung cấp được chứng từ pháp lý theo giá trị công nợ yêu cầu.
Ngay thời điểm này, Coteccons đang tham gia đấu thầu những dự án rất quan trọng. Dù có tranh chấp công nợ hợp đồng kinh tế sẽ được sớm giải quyết theo tinh thần thiện chí tại các trung tâm trọng tài nhưng phía Ricons lại thiếu sự hợp tác và có động thái gửi đơn kiện lên Toà án yêu cầu phá sản.
Coteccons khẳng định, đơn vị hiện đang là công ty xây dựng có mức tăng trưởng doanh thu ổn định và bền vững, với tổng tài sản hiện tại là 20.042 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8.236 tỷ đồng, lượng tiền mặt có thể sử dụng đạt gần 4.000 tỷ đồng.
Coteccons cho rằng, khi các bên liên quan đã thực hiện giao dịch phát sinh công nợ thì phải trả nhưng phải tuân thủ đúng theo quy định của các Hợp đồng đã ký và đúng quy định pháp luật.
Do đó, Coteccons nhấn mạnh, công ty sẵn sàng hợp tác để giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Coteccons đề nghị Ricons hợp tác, nhanh chóng cung cấp những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý và xác định giá trị công nợ phát sinh giữa hai bên để không ảnh hưởng đến quá trình đấu thầu của Coteccons.
Còng tay và búa của thẩm phán - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2023
Bộ Công an khởi tố Chủ tịch Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý Lê Xuân Tùng

Thời điểm “nhạy cảm”

Theo nhiều chuyên gia trong ngành, thời điểm Ricons gửi đơn kiện yêu cầu Coteccons làm thủ tục phá sản là khá "nhạy cảm" khi các bên đang trong giai đoạn "nước rút" đấu thầu gói thầu 5.10 của sân bay Long Thành .
Theo thông tin từ báo Dân Việt, với tổng chi phí xây dựng toàn bộ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành – giai đoạn 1 là 56.271 tỷ đồng và tổng chi phí thiết bị là 22.882 tỷ đồng, việc tham gia các khâu của dự án sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp liên quan (thiết kế, xây lắp nhà ga, xây lắp đường băng, thi công nền móng).
Đặc biệt, gói thầu 5.10 (trị giá 35.000 tỷ đồng) thuộc thành phần 3 (nhà ga hành khách) đã được đấu thầu lần 2 và đã đóng thầu vào ngày 12/6/2023, có 3 liên danh nhà thầu nộp hồ sơ thầu.
Trong đó, Coteccons là đơn vị đứng đầu Liên danh số 2 - Hoa Lư, gồm một số công ty xây dựng hàng đầu trong nước như Coteccons, Hòa Bình, Delta và Unicons với Powerline Engineering PCL từ Thái Lan, đơn vị có kinh nghiệm trong việc xây sựng sân bay Suvarnabhumi.
Trong khi đó, Ricons lại là thành viên trong nhóm Liên danh số 3 - Vietur (Vietur được dẫn dắt bởi IC Istas - nhà thầu top 3 của Thổ Nhĩ Kỳ với kinh nghiệm tại các sân bay quốc tế lớn cùng bóng dáng của cựu Chủ tịch Coteccons và Vinaconex - nhà thầu xây dựng cơ sở hạ tầng hàng đầu với kinh nghiệm xây dựng các sân bay nội địa).
Cuối cùng là Liên danh CHEC-BCEG-Việt Nam, do 2 nhà thầu xây dựng hàng đầu Trung Quốc đứng đầu, với bề dày kinh nghiệp trong việc xây dựng nhiều sân bay ở Trung Quốc và nước ngoài.
Thời gian chấm thầu dự kiến là 1-2 tháng. Dự kiến trong tháng 7-8/2023 sẽ có kết quả chấm thầu. Do đó, việc Ricons gửi đơn kiện lên tòa án yêu cầu Coteccons làm thủ tục phá sản ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả đấu thầu khi năng lực của doanh nghiệp đứng đầu một liên danh bị "nghi ngờ".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала