Đã rõ 'Đại đức Thích Tâm Phúc' là ai và có thể phải đối mặt với hình phạt nào

© AP Photo / Bernat ArmangueMột nhà sư Phật giáo từ thiền viện Kopan cầu nguyện cho những nạn nhân trận động đất ở Kathmandu, Nepal.
Một nhà sư Phật giáo từ thiền viện Kopan cầu nguyện cho những nạn nhân trận động đất ở Kathmandu, Nepal. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Theo lãnh đạo UBND huyện Củ Chi, người đàn ông này tên thật là Nguyễn Minh Phúc, giả danh tu sĩ Phật giáo, tự xưng pháp danh là "Thích Tâm Phúc".
UBND TP.HCM vừa giao Công an TP chủ trì, phối hợp Ban Tôn giáo TP.HCM, UBND huyện Củ Chi khẩn trương kiểm tra, làm rõ nhân thân ông Nguyễn Minh Phúc (tự xưng "đại đức Thích Tâm Phúc") và xử lý nghiêm nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Trao đổi với Dân trí, lãnh đạo UBND huyện Củ Chi khẳng định, người đàn ông này tên thật là Nguyễn Minh Phúc (sinh năm 1983). Ông Phúc đang thường trú tại ấp Làng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Ông giả danh tu sĩ Phật giáo, tự xưng pháp danh là "Thích Tâm Phúc".
Từ năm 2015 đến nay, ông Nguyễn Minh Phúc tổ chức thành lập 6 công ty tại địa chỉ trên nhằm lợi dụng danh nghĩa công ty, thường xuyên tổ chức các sự kiện vận động, quyên góp gây quỹ không đúng mục đích và tụ tập đông người. Việc này ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, UBND xã Tân Phú Trung đã từng đến làm việc, đề nghị ông Nguyễn Minh Phúc ngừng tổ chức ca hát, tụ tập nhiều người và phát quà cho hộ nghèo tại nhà riêng khi chưa được địa phương cho phép.
Ông Phúc không xa lạ với những người dùng mạng xã hội cả nước khi xuất hiện trên YouTube, TikTok với hình ảnh một tu sĩ ăn mặn và có những phát ngôn chưa chuẩn chỉ như một bậc chân tu.
Ngôi chùa Thái Lan bỏ hoang vì nhà sư phải đi cai nghiện - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2022
Multimedia
Ngôi chùa Thái Lan bỏ hoang vì nhà sư phải đi cai nghiện
Những hoạt động của ông Phúc đã gây ra những quan điểm trái chiều. Đỉnh điểm là việc mới đây ông này xuất hiện trong một quán nhậu tại quận Gò Vấp trong trang phục tu sĩ và bị Công an quận Gò Vấp mời về kiểm tra ma túy.
Trong văn bản chỉ đạo, UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng nếu phát hiện ông Phúc có hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm.
Kèm văn bản này là một số bài báo phản ánh về những hoạt động của ông Phúc. Trong đó trích dẫn lời thượng tọa Thích Tâm Hải - trưởng Ban thông tin truyền thông, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM - cho rằng người này giả danh tu sĩ, giả mạo các giấy tờ chứng nhận thọ giới.
Ngoài ra các huân chương, huy chương, bằng khen của lãnh đạo Nhà nước, Chính phủ cũng được cho là giả.
Hiện, UBND xã Tân Phú Trung đã phân công lực lượng trực tiếp theo dõi, giám sát địa bàn, tuyên truyền, giải tán các Youtuber tụ tập quay phim trước khu vực nhà ông Nguyễn Minh Phúc. Lực lượng công an xã cũng kiểm tra, mời làm việc đối với 5 Youtuber có hành vi cố tình chụp ảnh, quay phim dù đã được nhắc nhở và yêu cầu viết cam kết không tiếp tục tái phạm.
Đến nay, ông Nguyễn Minh Phúc đã tháo dỡ bảng hiệu có nội dung "Chùa Hoằng pháp Trung ương", di dời 14 tượng Phật vào trong khu vực sảnh chính của căn nhà.
Hiện tại, phía trước nhà ông Nguyễn Minh Phúc (bên trong hàng rào) còn đặt 8 tượng Phật (6 tượng lớn và 2 tượng nhỏ).
Nguyễn Minh Phúc giả mạo nhà sư quay clip ăn thịt chó tiếp tục gây phẫn nộ dư luận bằng hình ảnh vào quán nhậu ở quận Gò Vấp, TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2023
Clip nhà sư ăn thịt chó: TP.HCM yêu cầu làm rõ nhân thân nhà sư giả mạo Nguyễn Minh Phúc
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết việc một ai đó tu tại gia, tự xưng mà không ảnh hưởng đến ai, thì không ai cấm.
"Ví dụ một người tu tại gia, họ không tiếp xúc ai, không ảnh hưởng đến ai, họ cho rằng họ có pháp danh thì cũng không sao. Tuy nhiên nếu người đó tự xưng, khiến mọi người lầm tưởng là tu sĩ tu theo một hệ thống giáo lý chính danh và có những việc làm gây ảnh hưởng đến uy tín của cả Giáo hội, không đúng theo thuần phong mỹ tục, theo giáo lý của Phật giáo là hành vi đáng lên án, cần chấm dứt ngay", luật sư Tuấn nhận định.
Cũng theo ông Tuấn, hiện nay có những người lười lao động, giả dạng nhà sư để quyên góp tiền bạc, lợi dụng lòng tin của người khác mà trục lợi, lừa đảo thì tùy theo tính chất, mức độ hành vi có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала