28 năm gia nhập ASEAN: Việt Nam và bước đột phá trong tư duy đối ngoại

© Ảnh : TTXVN - Đào Thùy TrangViệt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 28/7/2023 đánh dấu kỷ niệm 28 năm ngày Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ khi gia nhập, Việt Nam luôn chủ động tham gia và đóng góp tích cực vào các hoạt động chung của ASEAN với tinh thần trách nhiệm, được các nước đánh giá cao.
Từ một khởi đầu khiêm tốn vào ngày 8/8/2967, ASEAN đã từng bước lớn mạnh, trở thành một trong những tổ chức khu vực được đánh giá là thành công nhất, là hạt nhân thúc đẩy đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, là đối tác quan trọng của nhiều cường quốc và trung tâm chính trị-kinh tế lớn trên thế giới.
Hội nghị Mạng lưới các Trung tâm Gìn giữ Hòa bình ASEAN lần thứ 8 - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.06.2023
Việt Nam chủ trì Hội nghị Mạng lưới các trung tâm gìn giữ hòa bình ASEAN

Dấu ấn Việt Nam

Tham gia ASEAN, Việt Nam không chỉ có những đóng góp tích cực, mà còn chứng kiến những bước chuyển quan trọng của Hiệp hội. Trao đổi với Sputnik, nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Đức Nguyễn phân tích, sự kiện Việt Nam ra nhập ASEAN ngày 28/7/1995 ngay sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ và Trung Quốc là dấu mốc rất quan trọng, mở ra một bước phát triển mới của ASEAN.

“Xét về điều kiện địa chính trị, Việt Nam là cửa ngõ vào ASEAN từ phía Bắc, có liên quan mật thiết đến các đối tác quan trọng là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong quá khứ, Việt Nam có quan hệ tốt với cả 4 đối tác này nên hoàn toàn có thể đảm nhận vai trò “cầu nối” giữa ASEAN với các đối tác lớn kể trên, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, những nước trước đó đã không “mặn mà” lắm với ASEAN do những khác biệt về hệ thống chính trị cũng như do sự cản trở của Mỹ và phương Tây”.

Trong suốt hành trình 28 năm tham gia ASEAN với phương châm “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”, Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho một ASEAN thống nhất, đoàn kết, hòa bình, ổn định và phát triển, có tiếng nói ở khu vực và được các nước lớn công nhận.

“Những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với ASEAN không chỉ thể hiện ở 3 lần đảm nhiệm xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN (các năm 1998, 2010 và 2020) và tổ chức thành công nhiều Hội nghị cấp cao ASEAN mà còn ở nhiều sáng kiến, đề xuất được Việt Nam giới thiệu và bàn thảo trong khối ASEAN tại nhiều hội nghị, diễn đàn cấp cao của ASEAN trong các lĩnh vực hợp tác nội khối, hợp tác khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và hợp tác quốc tế. Nhiều cơ chế hợp tác của ASEAN ghi dấu ấn sáng kiến, đóng góp nổi bật của Việt Nam”, nhà nghiên cứu Đinh Đức Nguyễn chỉ ra.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Jakarta - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Multimedia
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Jakarta

Sáng kiến đóng góp thiết thực

Theo chuyên gia trên, Việt Nam nhận thức rõ ràng cả ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng đều nằm trên khu vực giao thoa giữa Đông và Tây, giữa Nam và Bắc trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng-an ninh. Vì vậy mà nhiều sáng kiến của Việt Nam đã phát huy được tác dụng rất thiết thực.

“Đáng kể nhất là ba sáng kiến hợp tác ngoại khối theo mô hình AMM+ và ASEAN +3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) về chính trị và kinh tế cũng như ADMM+ về quốc phòng và an ninh với các đối tác lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ và gần đây là EU. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Nga là cuộc gặp gỡ hàng năm giữa các lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN với lãnh đạo Liên bang Nga cũng là một sáng kiến quan trọng. Với những sáng kiến này, ASEAN đã từng bước củng cố và nâng cao vai trò trung tậm của khu vực”, vị chuyên gia trên nhấn mạnh.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Ngoại trưởng Lavrov đánh giá triển vọng hợp tác về an ninh giữa Nga và ASEAN
Trong điều kiện hiện nay, khi cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị toàn cầu giữa các nước lớn đang diễn ra rất phức tạp và gay gắt thì quan điểm “vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh” trên cơ sở đa phương póa, đa dạng hóa quan hệ ngoại khối của ASEAN lại càng phát huy tác dụng.

“Về kinh tế, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN xây dựng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), biến ASEAN thành một thị trường chung có mối liên kết logistic tương đối chặt chẽ và có tác dụng tương trợ lẫn nhau. Trong 3 năm đại dịch COVID-19 vừa qua, chính cơ chế AFTA đã làm cho ASEAN đã phát huy tác dụng rất tốt, hạn chế được nhiều thiệt hại cho các quốc gia thành viên ASEAN trong khi nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy”, nhà nghiên cứu Đinh Đức Nguyễn cho biết.

Công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Nga xem xét chuyển sang dùng bản tệ quốc gia trong các thỏa thuận với ASEAN
Về văn hóa, quan điểm hòa nhập trong sự khác biệt của Việt Nam, đặc biệt là chủ trương bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa riêng có và đa dạng của mỗi quốc gia-dân tộc trong ASEAN được các thành viên trong khối rất hoan nghênh.

“Đây là một chủ trương rất phù hợp với một khu vực có nhiều nguồn gốc sắc tộc khác nhau, tồn tại các tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Thiên chúa giáo và nhiều tôn giáo, tín ngưỡng bản địa của các nước. Chính điều này đã đem lại sức hấp dẫn riêng có của ASEAN đối với thế giới về văn hóa và xã hội”, chuyên gia Đinh Đức Nguyễn nhận định.

Việt Nam, ASEAN và Biển Đông

Cơ chế hợp tác quốc phòng-an ninh giữa ASEAN với các đối tác (ADMM+) do Việt Nam đề xuất từ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 16 (năm 2010) đến nay đã chứng tỏ tác dụng duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng.

“Vấn đề Biển Đông là vấn đề mà Việt Nam luôn đưa ra thảo luận tại các Hội nghị cấp cao ASEAN, trong các Hội nghị AMM+ và ADMM+ cũng như trong các cuộc gặp song phương giữa Việt Nam với các đối tác của ASEAN tại các Hội nghi cấp cao và cấp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN”, nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Đức Nguyễn phân tích.

Có thể thấy, trong 10 quốc gia ASEAN, chỉ có 2 nước là không liên quan (Myanmar) hoặc liên quan gián tiếp đến vấn đề Biển Đông (Lào) và 2 quốc gia ít liên quan gồm Thái Lan và Campuchia. Còn lại 6 nước ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Bruney và Singapore đều trực tiếp tiếp giáp Biển Đông.

“Vì vậy, trong quan hệ với các cường quốc có liên quan trực tiếp đến Biển Đông (Trung Quốc) hoặc gián tiếp (Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ và vùng lãnh thổ Đài Loan), Việt Nam và ASEAN luôn duy trì quan điểm lấy công pháp quốc tế mà cơ bản nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp”, chuyên gia trên cho biết.

Tàu Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar trên Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.06.2023
Biển Đông
ASEAN dời chuyển tập trận hàng hải ra khỏi vùng biển tranh chấp với Trung Quốc
Về quan hệ với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam cùng với ASEAN luôn kiên trì đàm phán với Trung Quốc để nâng tầm Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DOC) thành Bộ Quy tắc ở Biển Đông (COC) trên nền tảng UNCLOS-1982, tạo dựng cơ sở pháp lý để hạn chế, đi đến giải quyết ổn thỏa các tranh chấp, không để các tranh chấp biến thành xung đột.

“Khác với Trung Quốc, Việt Nam và ASEAN hoan nghênh các quốc gia trên thế giới tham gia giải quyết vấn đề Biển Đông trên cơ sở UNCLOS 1982 theo phương châm tôn trọng độc lập, chủ quyền, quyền tự quyết của các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông, ứng xử công bằng, bình đẳng, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam và ASEAN phản đối bất kỳ âm mưu và hành động nào nhằm quân sự hóa Biển Đông, kể cả đối với Mỹ là nước không tham gia Công ước UNCLOS-1982”, chuyên gia Đức Đinh Nguyễn chỉ ra sự khác biệt.

Chung tay giải quyết vấn đề khu vực

Myanmar hiện vẫn là “bài toán khó” đối với Hiệp hội. Theo nhận định của giới chuyên gia, Việt Nam coi những sự kiện tranh chấp quyền lực của nước này là công việc nội bộ của họ và chỉ có người Myanmar mới có quyền và có trách nhiệm giải quyết.

“Quan điểm của Việt Nam là khuyến nghị khối ASEAN tôn trọng công việc nội bộ của Myanmar, tập trung giải quyết các vấn đề nhân đạo và chỉ giải quyết những vấn đề mà cuộc xung đột ở Myanmar gây ảnh hưởng bất lợi cho toàn khối ASEAN. Việt Nam cũng yêu cầu các quốc gia trên thế giới tôn trọng quyền tự quyết của Myanmar”, nhà nghiên cứu lịch sử Đức Đinh Nguyễn chia sẻ với Sputnik.

Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Kinh tế Á-Âu và chính phủ nước Cộng hòa Liên bang Myanmar - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.06.2023
Nga sẵn sàng cung cấp cho ASEAN các công cụ mới cho thương mại chung
Đồng thời, Việt Nam cũng phản đối bất kỳ hành động nào can thiệp vào công việc nội bộ của Myanmar dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả hình thức “can thiệp nhân đạo”, “can thiệp chống khủng bố” là những vỏ bọc mà Mỹ và phương Tây thường dùng để che đậy các hành vi xâm hại độc lập, chủ quyền, quyền tự quyết của các quốc gia khác.
Có thể thấy, một Cộng đồng ASEAN lớn mạnh và tự cường sẽ là chỗ dựa vững chắc của Việt Nam để cùng vượt qua những khó khăn, sóng gió ngày càng lớn trong thời gian tới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала