Dân Campuchia ồ ạt sang Việt Nam: Xu hướng mới từ sự công nhận của nước láng giềng

© TTXVN - Chu Văn HiệuCao Bằng đón trên 1 triệu lượt khách du lịch
Cao Bằng đón trên 1 triệu lượt khách du lịch  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2023
Đăng ký
Tiềm năng du lịch y tế của Việt Nam được du khách nhiều nước công nhận. Làn sóng dân Campuchia đổ xô sang Việt Nam du lịch kết hợp khám chữa bệnh thời gian qua là một minh chứng đáng chú ý.
Với chi phí khám chữa bệnh phải chăng, nhiều du khách quốc tế đã chọn Việt Nam để vừa trải nghiệm văn hoá ẩm thực, vừa kết hợp khám chữa bệnh. Tuy nhiên, việc quảng bá hiện nay chưa thực sự tốt.

Nhiều du khách đến Việt Nam trải nghiệm du lịch y tế

VietNam Briefing, ấn phẩm của Asia Briefing vài ngày trước đã có bài phân tích, cho biết Việt Nam đang được xem là điểm đến ưu thích của nhiều du khách với việc kết hợp vừa du lịch, vừa khám chữa bệnh.
"Việt Nam đang được thế giới công nhận là điểm đến ưu thích của nhiều du khách kết hợp du lịch và chữa bệnh", - ấn phẩm lưu ý.
Theo Vietnam Report, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam là “mỏ vàng” khi đóng góp nguồn thu tới 16,2 tỷ USD năm 2020, chiếm 6% GDP.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.07.2023
Dân nhà giàu Campuchia đổ xô sang Việt Nam
Chi tiêu cho y tế cũng dự kiến sẽ tăng lên 20,3 tỷ USD vào năm 2025 và 33,8 tỷ USD vào năm 2030. Xu hướng này là phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ước tính là 7,6% trong giai đoạn 2020-2030.
Theo giới chuyên gia, các dịch vụ chăm sóc răng miệng tại Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tốt và chi phí hợp lý. So với Mỹ, mức chi phi cho mảng này rẻ hơn rất nhiều, trong khi đó tiêu chuẩn chăm sóc vẫn rất cao.
Đa số các thành phố lớn ở Việt Nam đều có các phòng khám nha khoa quốc tế, với nha sĩ thành thạo tiếng Anh, đáp ứng cung cấp dịch vụ cho khách nước ngoài như Mỹ, Australia và nhiều nước châu Âu. Ngoài việc tận hưởng những trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, du khách có thể tiết kiệm không ít chi phí khám chữa bệnh. Đây là một trong những lý do chính khiến họ chọn Việt Nam làm điểm đến.
Nhìn chung, thời gian lưu trú của khách du lịch y tế sẽ lâu hơn so với khách du lịch thông thường. Do đó, mức chi tiêu họ cũng lớn hơn, làm tăng doanh thu cho ngành du lịch trong nước đáng kể.
Số liệu của Tổng cục Thống kê vào năm 2022 ghi nhận, ước tính chi tiêu trung bình của mỗi khách du lịch cho việc điều trị chăm sóc sức khỏe lên tới 156,58 USD.
Ông Martin Koerner, Giám đốc Thương mại Tập đoàn điều hành khu nghỉ dưỡng cao cấp The Anam, từng nhắc đến triển vọng phát triển du lịch y tế của Việt Nam trong các bài đăng của mình trên LinkedIn.
Khu phố cổ Hội An - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2023
Dân Campuchia ồ ạt sang Việt Nam
Theo ông Koerner, Việt Nam hiện cung cấp các dịch vụ y tế giá cả phải chăng với mức giá thấp hơn khoảng 10% so với ở Mỹ.
Việt Nam còn có lợi thế đáng kể so với các điểm đến du lịch y tế khác như Singapore, Thái Lan và Malaysia. Chẳng hạn, chi phí phẫu thuật bắc cầu tim ở Việt Nam là 10.000-15.000 USD trong khi ở Thái Lan là từ 25.000-30.000 USD.
Bên cạnh đó, việc tận hưởng du lịch với khí hậu nhiệt đới ấm áp và trải nghiệm các khu du lịch suối nước nóng cũng là phương pháp chăm sóc sức khỏe tốt.

Cơ hội lớn cho Việt Nam

Dù vậy, chuyên Koerner cho rằng, vẫn còn một số thách thức cản trở sự phát triển của ngành.
Trước hết, theo chuyên gia, Việt Nam chưa được biết đến nhiều với vai trò là một điểm đến du lịch chữa bệnh. Do đó, chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam chưa được các quốc gia có nguồn khách du lịch chữa bệnh lớn quan tâm.
Thời điểm hiện tại, nhiều du khách có nhu cầu chăm sóc sức khỏe vẫn e ngại về vấn đề an toàn, vệ sinh, rào cản ngôn ngữ hoặc các khía cạnh pháp lý khi chọn Việt Nam để du lịch y tế.
"Việt Nam cần tiếp cận toàn diện đối với du lịch y tế, tăng cường kết nối các bên liên quan chính như chính phủ, khu vực tư nhân, tổ chức y tế, công ty du lịch và khách sạn nhằm phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này, xứng với tiềm năng hiện có", - theo Vietnam Briefing.

Từ làn sóng khách Campuchia đến kinh nghiệm của người Thái

Báo cáo của Sở Du lịch TP.HCM cho hay, thời gian qua, đã có sự gia tăng nhất quán về số lượng khách du lịch tìm kiếm các dịch vụ y tế.
Cụ thể, Việt Nam hiện thu hút trung bình 300.000 du khách nước ngoài đến khám và điều trị mỗi năm, đem lại doanh thu lên tới 2 tỷ USD/năm. TP.HCM có thể xem là điểm đến ưa thích khi thu hút 40% số khách này.
Trong tháng 6 đầu năm, Sở Du lịch TP.HCM đã tổ chức công bố chương trình, sản phẩm du lịch y tế TP.HCM năm 2023. Theo báo Công Luận, thành phố đã quyết định đưa du lịch y tế vào dự thảo chiến lược phát triển du lịch của địa phương. Trước mắt, lãnh đạo thành phố đã triển khai nhiều hoạt động, giải pháp nhằm khai thác tiềm năng của loại hình du lịch này.
TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2023
Điều gì khiến người dân Campuchia liên tục kéo sang Việt Nam?
Cụ thể, các doanh nghiệp lữ hành địa phương đã phối hợp với các đơn vị y tế để xây dựng hơn 30 sản phẩm du lịch y tế trong năm 2023.
Các sản phẩm du lịch y tế này có điểm chung là sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện uy tín, chất lượng, trải nghiệm dịch vụ cao cấp. Đồng thời, kết hợp ăn uống, mua sắm, nghỉ dưỡng và tham quan các di tích, điểm đến nổi tiếng của thành phố.
Ngành du lịch cũng cho hiệu chỉnh Cẩm nang Du lịch Y tế năm 2018, với nội dung ngắn gọn, rõ ràng, hiệu quả, thêm nhiều ngôn ngữ (tiếng Anh, Thái, Campuchia, Lào, Hoa) để du khách trong nước và quốc tế nghiên cứu, tham gia các chương trình tour, trải nghiệm thực tế.
TP.HCM cũng đã tổ chức xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch y tế để thu hút khách du lịch tại thị trường Campuchia. Đồng thời, tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển các mô hình du lịch y tế tại Thái Lan.
Như Sputnik đưa tin trước đó, lượng khách du lịch Campuchia sang Việt Nam kết hợp nghỉ ngơi, tham quan và khám chữa bệnh tăng đột biến. Theo Khmer Times, dân Campuchia hiện là phân khúc đang tăng trưởng cao nhất của thị trường du lịch Việt Nam.
"Với mức tăng 338% trong nửa đầu năm, lượng khách du lịch Campuchia đã đạt mức tăng trưởng lớn nhất trong số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19", - Khmer Times cho hay.
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, trong 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đón hơn 167 nghìn khách du lịch Campuchia, chiếm 3,63% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam.
Ông Ngô Văn Tuất, Tham tán công sứ, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia khi thông tin về chương trình quảng bá du lịch Việt Nam - TP Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh, nhiều tiềm năng, thế mạnh và dịch vụ du lịch tại TP Hồ Chí Minh được doanh nghiệp và người dân Campuchia biết đến.
Từ đó, mở ra cơ hội hợp tác, đóng góp vào sự tăng trưởng dòng khách du lịch hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia.
"Đặc biệt, Campuchia là một thị trường khách truyền thống của Việt Nam", - ông Tuất khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала