Nhật Bản không còn là hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm của Mỹ?

© AFP 2023 / Mandel NGANQuốc kỳ Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2023
Đăng ký
Trong bối cảnh sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, chính quyền Mỹ bắt đầu lo sợ về an ninh của các căn cứ của họ trên lãnh thổ của các đồng minh châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Lý do: các quốc gia này quá gần Trung Quốc nên Washington có ý định củng cố vị thế của mình càng sớm càng tốt bằng cách quân sự hóa Australia.
Global Times đưa ra quan điểm này.
Bằng cách đó, Hoa Kỳ vô tình xác nhận: các đồng minh châu Á của mình "giơ lưng hứng đòn tấn công" trong trường hợp có thể xảy ra xung đột với Trung Quốc. Và Washington không tin tưởng có thể bảo vệ họ, nhưng quyết tâm giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong tình huống này, trước hết là các căn cứ quân sự của mình. Tuy nhiên, lần này, Washington dựa vào Úc bằng việc tăng cường luân chuyển và triển khai quân đội Mỹ ở đó.
Trong khi đó, trong nhiều thập kỷ, chính Nhật Bản được mệnh danh là "hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm" của Mỹ. Nhưng liệu sự thay đổi ưu tiên của Washington trong việc lựa chọn đồng minh quân sự có nghĩa là ''tàu sân bay - Nhật Bản'' (trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Trung Quốc) trên thực tế có thể bị đánh chìm?
Theo ý kiến của chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov, trong khi Nhật Bản vẫn là “đồng minh không thể bị đánh chìm” của Mỹ, nguy cơ xung đột trong khu vực đang gia tăng đều đặn mỗi năm:
Một máy bay chiến đấu của Hải quân Hoa Kỳ tiếp cận hạ cánh trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN 71) trong cuộc tập trận Malabar 2015 - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.01.2023
Hoa Kỳ có kế hoạch tăng cường vũ khí cho lực lượng Mỹ tại Nhật Bản

“Nhật Bản là một mắt xích chiến lược trong hệ thống phòng thủ của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bởi lẽ, các căn cứ của Mỹ trên lãnh thổ của Nhật là cơ sở then chốt trong hệ thống ngăn chặn đại dương của Nga và Trung Quốc ở phần phía Tây Thái Bình Dương. Theo đó, Nhật Bản thực sự có thể rơi vào vị thế bị tấn công. Chính xác hơn, các căn cứ của Mỹ: nằm trong số những mục tiêu hủy diệt chính. Trong khi đó, nếu các nhà máy điện hạt nhân bị hư hại, lãnh thổ của đất nước sẽ biến thành không gian không sự sống. Và giới chỉ huy quân sự Nhật Bản, cũng như giới lãnh đạo chính trị hiểu rất rõ những nguy cơ này. Tuy nhiên, người Nhật khiếp sợ Trung Quốc, quốc gia ngày nay có sức mạnh quân sự đáng kể. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng không quên tội ác của quân phiệt Nhật Bản ở Trung Quốc trong Thế chiến thứ hai. Đây là một trong những lý do tại sao Tokyo vẫn tiếp tục duy trì các căn cứ quân sự của Mỹ trên đất Nhật Bản".

Mặc dù, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, nước Úc, hiện được Washington chuyển giao cho vai trò "căn cứ tiếp tế và kho đạn dược quan trọng", cũng có thể "trở thành mục tiêu tấn công của kẻ thù".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала