Việt Nam sẽ phô diễn vũ khí ở Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

© Ảnh : Hồng Pha/Báo Biên phòngThượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2023
Đăng ký
Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa họp, thảo luận các nội dung quan trọng chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Dự kiến, tại lễ diễu binh năm 2024, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tập hợp lực lượng tinh nhuệ, phô diễn những vũ khí, trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất, thể hiện tinh thần tự hào dân tộc trong không khí niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" là một trong những đỉnh cao chói lọi, được ghi vào lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 3/8, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị nghe các cơ quan báo cáo kế hoạch tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Tại hội nghị, các báo cáo cho biết, thời gian qua, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo Cục Quân huấn xây dựng dự thảo Kế hoạch tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Theo thông tin được báo Biên phòng đưa, dự kiến, Việt Nam sẽ tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ theo hai phương án.
Trong đó tổ chức các lực lượng chính gồm: Không quân bay chào mừng, lực lượng đứng trên sân, lực lượng diễu binh, diễu hành, diễu hành khối nghi trượng và diễu binh, diễu hành của các khối Quân đội, Công an, quần chúng, nghệ thuật.
Để chỉ huy, chỉ đạo các lực lượng tổ chức huấn luyện, luyện tập, Bộ Quốc phòng thành lập Tiểu ban tổ chức diễu binh, diễu hành do đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam phụ trách huấn luyện làm Trưởng Tiểu ban và thành lập các cơ quan giúp việc của Tiểu ban Tổ chức.
Кhai mạc Hội thao Dẫn đường cho lực lượng không quân toàn quân - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.07.2023
Không quân Việt Nam phô diễn sức mạnh diễn tập bắn, ném bom đạn thật

Nghiên cứu mẫu vũ khí cho lễ diễu binh

Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Điện Biên tham mưu với UBND tỉnh Điện Biên nhanh chóng xây dựng Đề án chung về Lễ kỷ niệm, làm cơ sở để triển khai các phương án huấn luyện, luyện tập.
Đáng chú ý, nhiều lễ phục, trang khí tài, thiết bị và vũ khí của Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến sẽ xuất hiện tại Lễ diễu binh, diễu hành. Trình độ, kỹ năng sử dụng thành thục của cán bộ chiến sĩ cũng như sức mạnh của các thiết bị vũ khí sẽ được phô diễn trước nhân dân cũng như giới quan sát quốc tế.
Theo chỉ đạo của Thượng tướng Nguyễn Tân Cương: "Các cơ quan, đơn vị tích cực nghiên cứu mẫu lễ phục, vật chất, vũ khí phục vụ công tác diễu binh, diễu hành phù hợp với từng khối".
Ngoài ra, các đơn vị tổ chức cũng sẽ xây dựng các phương án bố trí nơi ăn ở chu đáo cho các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương cũng yêu cầu các lực lượng phải tổ chức tập huấn xong trước tháng 12/2023 và bước vào luyện tập, hợp luyện ngay sau khi đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.
Quân đội Việt Nam duyệt binh tại TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.05.2023
Tiết lộ mới về sức mạnh quân sự Việt Nam gây bất ngờ lớn

Thế chiến lược của Điện Biên Phủ

Chiến dịch Điện Biên Phủ (07/5/1954) là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Việt Nam đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại.
Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Nhân dân Việt Nam.
Tư liệu lịch sử được cổng TTĐT Chính phủ dẫn nêu rõ, Điện Biên phủ là một thung lung lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có chiều dài khoảng 20 km, rộng từ 6-8km; cách Hà Nội khoảng 200km, cách Luang Prabang (Lào) khoảng 190km theo đường chim bay.
Tướng H. Navarre và các nhà quân sự Pháp - Mỹ đánh giá:

"Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc". "Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc".

Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952-1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của Việt Nam.
Đánh giá Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20/11/1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác.
Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương.
Tính tới tháng 3/1954, tại Điện Biên Phủ đã có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay thường trực (14 chiếc).
© tư liệu Chiến dịch Điện Biên Phủ và nghệ thuật tác chiến pháo binh
Chiến dịch Điện Biên Phủ và nghệ thuật tác chiến pháo binh - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2023
Chiến dịch Điện Biên Phủ và nghệ thuật tác chiến pháo binh
Sau đó, quân Pháp tăng viện thêm 4 tiểu đoàn, 2 đại đội lính dù, tổng cộng có 17 tiểu đoàn, phần lớn đều là lính tinh nhuệ. Ngoài ra còn có các quân chủng pháo binh, công binh, thiết giáp, phân đội hỏa pháo. Tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mỹ.
Ở bên kia tiền tuyến, về phía Việt Nam, việc quân Pháp nhảy dù tái chiếm Điện Biên Phủ không làm đảo lộn kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ngay cả trên hướng Tây Bắc. Trên các hướng đã được xác định, khối chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam vẫn mở các cuộc tiến công đúng như kế hoạch gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại và bị động đối phó.
Tại Hội nghị phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 diễn ra cùng thời điểm quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng:

"Địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với Việt Nam. Vô luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta".

Các đòn tiến công chiến lược quan trọng của Quân đội Việt Nam trong chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 đã buộc khối cơ động của địch phải phân tán đối phó trên nhiều hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam thực hiện trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp.
Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 quân.
© AP PhotoTrận Điện Biên Phủ
Trận Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.08.2023
Trận Điện Biên Phủ
Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Trên 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch... Đến đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.
Cứ điểm Điện Biên Phủ có tất cả 49 cứ điểm, được chia làm 3 phân khu. Trên chiến trường, Việt Nam mở ba đợt tiến công vào Điện Biên Phủ. Đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt 2 diễn ra ngày 30/3/1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt 3 chiến dịch diễn ra ngày 1/5 và kết thúc ngày 7/5/1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, vượt qua muôn vàn gian khổ, "gan không núng, chí không mòn", đến chiều ngày 7/5/1954, Quân đội Việt Nam chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát (De Castries) cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng.
Lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của quân đội Việt Nam tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала