Sự thật bệnh nhân “bị mổ cướp thận” ở Đắk Lắk

© Ảnh : Bệnh viện Đa khoa vùng Tây NguyênBệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2023
Đăng ký
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã lên tiếng về thông tin lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua cho rằng một bệnh nhân nặng “bị mổ cướp thận, lấy thận tại bệnh viện”.
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên khẳng định đây là thông tin sai sự thật, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý những thông tin sai lệch đó theo đúng quy định pháp luật.

Tài khoản Facebook* đăng tin “bệnh nhân bị mổ cướp thận, lấy thận”

Trước đó, ngày 16/8, một tài khoản mạng xã hội Facebook* đăng tải thông tin cho rằng, "bệnh nhân Y Ngay M. (buôn Ea Kmăt, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) mắc bệnh sốt xuất huyết, nhập viện nhưng lại bị mổ cướp thận, lấy thận tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên…".
Theo nội dung bài viết, theo phía gia đình bệnh nhân, kết quả kiểm tra bị sốt xuất huyết, suy nhược nhưng khi trả về thì phần dưới bụng bị bệnh viện mổ. Những người tung tin khẳng định vụ việc xảy ra ngày 16/8/2023.
Phường trong bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2023
Giường bệnh yêu cầu tại bệnh viện công sẽ có giá 4 triệu đồng/ngày
Trước tin đồn nói trên, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (tại TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã chính thức gửi báo cáo đến các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk như: Sở Y tế Đắk Lắk; Công an Đắk Lắk… đề nghị xử lý thông tin sai lệch sự thật theo quy định pháp luật.

Bệnh viện bác tin đồn sai sự thật

Theo bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, bệnh nhân mạng xã hội đăng tải là Y Ngay M. (là nam, sinh năm 1989, trú tại buôn Ea Nai, xã Ea Kênh, Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk) chứ không phải trú tại Ea Kmăt, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk như tài khoản Facebook đưa tin.
Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân bị sốt tại nhà 4 ngày, mệt nhiều nên đã nhập viện điều trị 1 ngày ở Trung tâm Y tế huyện Krông Pắk. Do tình hình không cải thiện, diễn biến nặng nên ngày 9/8, bệnh nhân này mới được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân có các biểu hiện như mệt, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, huyết áp 90/60, mạch 85 lần/phút, thân nhiệt 38 độ C, nhịp thở 20 lần/phút… Bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết Dengue, được chuyển sang điều trị ở Khoa Truyền nhiễm.
Sau 5 ngày điều trị nội khoa tại đây, bệnh không cải thiện, sốt cao liên tục, mệt nhiều, rối loạn ý thức. Khoa Truyền nhiễm và Khoa Hồi sức – Tích cực – Chống độc đã phối hợp tổ chức hội chẩn.
Qua đó, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng, theo dõi viêm não - màng não, sốt xuất huyết huyết Dengue ngày 10 biến chứng suy đa tạng. Bệnh nhân sau đó được chuyển sang Khoa Hồi sức - Tích cực - Chống độc trong tình trạng hôn mê, gồng cứng toàn thân…
Nữ lao công T.T.T của thẩm mỹ viện Kangzin đang phẫu thuật căng da mặt cho khách. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Đà Nẵng: Lao công phẫu thuật thẩm mỹ “chui” cho khách
Sau 34 giờ điều trị hồi sức nội khoa tích cực, phối hợp kỹ thuật lọc máu liên tục, tình trạng bệnh nhân vẫn không cải thiện, diễn biến nặng, hôn mê sâu, suy hô hấp, tụt huyết áp.
Khi đó, phía bệnh viện đã giải thích rõ với gia đình bệnh nhân về tình trạng bệnh nặng, đe dọa tử vong. Các bác sĩ của bệnh viện cũng động viên gia đình cho bệnh nhân ở lại tiếp tục điều trị nhưng gia đình kiên quyết viết cam đoan xin cho bệnh nhân về. Do vậy, bệnh viện đã giải quyết cho gia đình đưa bệnh nhân về nhà theo nguyện vọng.
"Do có thông tin sai lệch sự thật đã và đang đăng trên mạng xã hội nên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên kính thông báo đến các cơ quan chức năng được biết để nắm rõ sự việc và đề nghị xử lý những thông tin sai lệch sự thật đó theo đúng quy định pháp luật", - báo cáo của bệnh viện nêu rõ.
*Hoạt động meta (mạng xã hội Facebook, Instagram) bị cấm ở Nga vì bị xem là cực đoan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала