Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Ai đã hiện diện ở đầu nguồn của ngành Việt Nam học ở Nga

© Sputnik / Medvedev / Chuyển đến kho ảnhChủ tịch Hồ Chí Minh ở Crưm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Crưm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2023
Đăng ký
Trong các bài mạn đàm trước của loạt bài “Những trang sử vàng”, chúng tôi đã nói về việc đào tạo những nhà cách mạng Việt Nam vào những năm 20 và 30 của thế kỷ trước trong hệ thống Quốc tế Cộng sản. Sự ra đời của ngành Việt Nam học ở Nga cũng gắn liền với quá trình này.
Một trong số các nhà Việt Nam học đầu tiên ở Nga là bà Vera Vasilyeva, sinh năm 1900 trong một gia đình nông dân. Khi ở tuổi 17, bà bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Sau Cách mạng tháng Mười 1917, bà đã làm việc trong các tổ chức văn hóa và khoa học xã hội. Bà đã nghiên cứu pháp luật tại Khoa Luật của Đại học quốc gia Matxcơva, sau đó nghiên cứu phương Đông tại Viện Giáo sư Đỏ. Năm 1931, bà được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản chuyên về Đông Dương, đồng thời là giáo viên tại Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (KUTV). Trong những năm 1930, bà là Trưởng ban Đông Dương của Trường KUTV, nghiên cứu Đông Dương tại Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa ở Matxcơva.

Nhân vật được yêu thích nhất là Nguyễn Ái Quốc

Do tính chất công tác, bà thường xuyên tiếp xúc với những người Việt Nam đến Matxcơva hồi đó. Với tất cả những nhà cách mạng phương Đông này, bà Vera Vasilyeva đã không chỉ có mối quan hệ đồng chí, mà còn duy trì tình bằng hữu thân thiết. Chân thành nhất là quan hệ của bà Vera Vasilyeva với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngoài những vấn đề thực tiễn của phong trào cộng sản ở Đông Dương, họ bàn chi tiết về vấn đề đào tạo các nhà cách mạng Việt Nam ở Nga, cùng nhau soạn thảo chương trình giảng dạy. Năm 1935, trong thư gửi những người Cộng sản Đông Dương, bà Vera Vasilyeva viết:
“Về Nguyễn Ái Quốc, chúng tôi cho rằng, trong hai năm tới đồng chí này phải học tập nghiêm túc, chuyên sâu và không thể làm gì khác. Sau khi học xong, chúng tôi có kế hoạch nghiêm túc để sử dụng đồng chí này”. Và trong một lá thư gửi Ban Bí thư phương Đông của Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản, bà viết: “các đồng chí Đông Dương ở Liên Xô, không có ngoại lệ, đều nói với tình yêu và sự kính trọng đặc biệt” về Nguyễn Ái Quốc, họ nói rằng, đông chí này “là nhân vật được yêu thích nhất không chỉ trong giới Cộng sản, mà còn trong giới cách mạng cả nước nói chung”.
Hạ viện trong quá trình làm việc của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.08.2023
Những trang sử vàng
Học viên Việt Nam học tập trong hệ thống Quốc tế Cộng sản
Hồ Chí Minh thường đến làm khách trong gia đình Vera Vasilyeva, quen thân với chồng và các con của bà. Nhân đây xin kể thêm, người chồng của bà Vasilyeva đã hy sinh hồi cuối năm 1941, trong thời gian cuộc phản công của Hồng quân chống phát xít Hitler ở ngoại ô Matxcơva, cũng là khi có một số chiến sĩ tình nguyện Hồng quân người Việt đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ thủ đô Nga. Chúng tôi sẽ nói về những người Việt chống phát xít Đức bảo vệ Matxcơva trong các bài mạn đàm tiếp theo của loạt bài “Những trang sử vàng”.
Suốt nhiều năm, trong nhà bà Vera Vasilyeva lưu giữ một chiếc vali da của Hồ Chí Minh. Người bạn Việt Nam của bà xếp vào chiếc vali da những vật dụng thiết yếu của mình phòng khi rời khỏi nước Nga. Thế nhưng, tháng Chín năm 1938, người chiến sĩ cách mạng Việt Nam này đã phải lên đường rất gấp, không kịp rẽ qua lấy vali mang theo.Và chiếc vali vẫn còn ở trong nhà của bà Vera Vasilyeva.

Cuộc gặp cuối cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lần tiếp theo họ gặp nhau vào năm 1956, khi Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến thăm Matxcơva khi đã là Chủ tịch nước VNDCCH. Đến thời điểm đó bà Vasilyeva trở thành tiến sĩ, tác giả của 90 bài báo khoa học, đặc biệt, phân tích thất bại của Nhật Bản năm 1945, các sự kiện ở Việt Nam và Đông Dương nói chung, sự nghiệp giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh ở các nước Đông Nam Á và sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa. Bà chia sẻ kế hoạch của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh là sẽ viết một cuốn sách mới kỷ niệm 15 năm VNDCCH công bố độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ ra rất thích kế hoạch đó. Tháng Tám năm 1958, Hồ Chí Minh đã gửi một lá thư từ Hà Nội cho bà Vasilyeva:
"Thưa đồng chí Vasilyeva! Tôi nhận được bản dự thảo cuốn sách của bà mà ông Nguyễn Khánh Toàn chuyển hộ, xin cảm ơn bà rất nhiều..."
Xin nói thêm: trong những năm 30 của thế kỷ trước, ông Nguyễn Khánh Toàn, họ Nga Minin, là sinh viên, nghiên cứu sinh và sau đó là giáo viên tại Trường phương Đông KUTV, trợ lý của bà Vera Vasilyeva ở phòng Đông Dương. Với ông Nguyễn Khánh Toàn, bà Vasileva duy trì tình bạn lâu dài.
Quang cảnh sông Moscow nhìn từ điện Kremlin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Những trang sử vàng
Hai người trong số 54 học viên Việt Nam ở Matxcơva
Chúng ta trở lại bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi bà Vera Vasilyeva.

Hồ Chí Minh viết: "Tôi và các đồng chí của tôi hoan nghênh mong muốn của bà muốn sang thăm Việt Nam. Tôi chắc chắn rằng bà sẽ có những đóng góp lớn cho ngành nghiên cứu tại Việt Nam. Đối với dự án sách của bà, các nhà khoa học Việt Nam sẽ có vinh dự lớn để hợp tác với nhà khoa học Liên Xô".

Tiếc rằng cuốn sách này đã không được ra đời, và chuyến đi đến Việt Nam của bà Vera Vasilyeva đã không diễn ra - ngay sau khi nhận được thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bà bị ốm nặng và qua đời tháng 5 năm 1959.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала