Việt Nam quan tâm lĩnh vực năng lượng của Nga

© Sputnik / Vitaliy Ankov / Chuyển đến kho ảnhEEF-2023. Đối thoại doanh nghiệp “Nga-ASEAN”
EEF-2023. Đối thoại doanh nghiệp “Nga-ASEAN” - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.09.2023
Đăng ký
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Đỗ Thành Trung dẫn đầu tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF-2023) lần thứ 8 tại Vladivostok Nga.
Thông tin với báo chí, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung cho biết, Việt Nam có thể tăng cường hợp tác với Nga về năng lượng, thương mại, giáo dục và chuyển đổi số.

Nga tăng cường hợp tác với ASEAN trên nhiều lĩnh vực

Bước sang ngày làm việc thứ hai, Diễn đàn tập trung các phiên thảo luận về lĩnh vực lọc dầu- năng lượng phục vụ tăng trưởng kinh tế.
Các đại biểu cũng tham gia thảo luận về những giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế và hợp tác kinh tế giữa Liên bang Nga và các nước, mục tiêu kinh doanh liên quan đến khí hậu, bảo vệ hành tinh và vai trò của vùng Viễn Đông, các biện pháp ứng phó đối phó thiên tai, sự cố…
Một nội dung quan trọng trong buổi sáng ngày làm việc thứ hai của Diễn đàn Kinh tế phương Đông là phiên thảo luận chuyên đề, đối thoại kinh doanh Nga - ASEAN với sự tham dự của đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung dẫn đầu.
Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 5 năm quan hệ đối tác chiến lược Nga-ASEAN. Trong bối cảnh phục hồi và chuyển đổi hệ thống kinh tế toàn cầu hậu Covid-19, Nga đặc biệt quan tâm đến việc tạo thêm động lực để tăng cường và đa dạng hóa hợp tác thương mại, kinh tế và đầu tư với các nước trong khối ASEAN.
PV GAS - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2023
Việt Nam đàm phán với gã khổng lồ năng lượng Nga NOVATEK và ExxonMobil của Mỹ về LNG
Các ưu tiên bao gồm đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn và các vấn đề môi trường, số hóa nền kinh tế, phát triển thành phố thông minh cũng như mở rộng hợp tác khoa học và giáo dục, các vùng Viễn Đông của Nga có lợi thế cạnh tranh đáng kể trong nhiều ngành công nghiệp và do vị trí địa lý thuận lợi, có thể chuyển đổi sự tương tác sâu rộng hiện có với các nước Đông Nam Á thành các kết quả kinh tế, khoa học và giáo dục.
Tại Diễn đàn, Nga đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ của Liên bang Nga với các nước thành viên ASEAN, trong đó chú trọng đến vai trò của công nghệ 4.0.
Theo ông Alexander Korolev, chuyên gia về ASEAN của trường Kinh tế cao cấp Nga, trí tuệ nhân tạo và ứng dụng công nghệ cao có thể là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Nga cũng như ASEAN trong triển vọng hợp tác sắp tới.
“Tôi nghĩ rằng Nga sẽ định hướng phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao. Đây cũng sẽ là một trong những lĩnh vực có thể trở thành động lực cho hợp tác giữa Nga và ASEAN trong thời gian tới”, - chuyên gia nhận định.

Các lĩnh vực Việt Nam muốn thúc đẩy hợp tác với Nga

Trả lời phỏng vấn về những lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung thông tin trên báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam cho biết, đối với quan hệ kinh tế Việt Nam và Liên bang Nga hiện nay thì cần nghiên cứu và đầu tư vào các lĩnh vực có thể đem lại hiệu quả tốt hơn, đây là điều Chính phủ và các bộ, ngành liên quan rất quan tâm trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Thứ hai là lĩnh vực thương mại. Như Sputnik đã thông tin, thương mại hai nước đã có những bước tiến mạnh mẽ ngay sau khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á - Âu (trong đó Nga là một thành viên) có hiệu lực vào năm 2016.
Việt Nam coi Nga là nền công nghiệp phát triển, có tiềm lực về nghiên cứu khoa học, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Trong khi đó, Việt Nam lại sở hữu thế mạnh về dệt may, da giày, công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Hai nền kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau.
Nhà máy thủy điện Sơn La. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Nga quan tâm đến các dự án năng lượng tại Việt Nam và Bangladesh
Chỉ trong vòng 5 năm, từ năm 2016 - 2021, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nga đã tăng gấp đôi về trị giá, đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2021, tương ứng tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại hai chiều năm 2022 đạt 3,55 tỷ USD, giảm 35,4% so với năm 2021. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga đạt 1,55 tỷ USD giảm 51,4%, nhập khẩu đạt 1,99 tỷ USD, giảm 13,2%.
Bất chấp nhiều diễn biến khó khăn, thương mại giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga vẫn được duy trì nhờ sự nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam và Nga cũng như cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
“Về thương mại, chúng ta cần thúc đẩy các Hiệp định, điều ước đã ký với Nga”, - Thứ trưởng cho biết.
Thứ ba là giáo dục, theo Thứ trưởng, đây là lĩnh vực truyền thống. Theo ông Trung, Việt Nam cần thúc đẩy nhiều hơn không chỉ đưa sinh viên Việt sang học ở Liên bang Nga mà cả việc đưa sinh viên Nga sang học tại Việt Nam.
Tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 8 hôm nay có phiên thảo luận chuyên đề về Giáo dục cho học sinh và sinh viên. Tại đây, các đại biểu trẻ đã cùng nhau thảo luận về vai trò của giáo dục trong phát triển nhân cách và góp phần phát triển kinh tế xã hội hay nội dung làm thế nào để thấm nhuần tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự phát triển của đất nước, cũng như tăng cường quan hệ quốc tế.
Ông Nguyễn Hồng Diên. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2022
«Rẻ hơn cả Nga»: Thế giới điêu đứng vì khủng hoảng năng lượng còn Việt Nam thì không?
Lĩnh vực thứ tư mà Việt Nam và Nga có thể tăng cường hợp tác theo Thứ trưởng KH&ĐT Đỗ Thành Trung là về chuyển đổi số.

Tiềm năng hợp tác rất lớn

Cũng cần lưu ý rằng, không chỉ là quốc gia thành viên của ASEAN (khu vực có khoảng 600 triệu dân), Việt Nam còn ký có 16 FTA với các quốc gia.
Thêm vào đó, Hiệp định FTA Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan (VCYFTA), được khởi động vào tháng 3/2013.
Sau 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật, hai bên đã thống nhất nội dung Hiệp định với phạm vi toàn diện, mức độ cam kết cao và bảo đảm cân bằng lợi ích, có tính đến điều kiện cụ thể của mỗi bên. Ngày 15/12/2014, hai bên đã ký kết Tuyên bố kết thúc đàm phán Hiệp định.
Theo đó, phía Liên minh Hải quan đã dành cho Việt Nam ưu đãi về các mặt hàng như: nông sản, bao gồm tất cả các mặt hàng thủy sản và hàng công nghiệp như dệt, may, da giầy, đồ gỗ và một số sản phẩm chế biến. Đồng thời Việt Nam cũng mở cửa thị trường theo lộ trình cho Liên minh Hải quan đối với một số sản phẩm chăn nuôi, hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải góp phần làm đa dạng hóa thêm thị trường tiêu dùng trong nước.
Như vậy, Việt Nam và Nga còn dư địa, tiềm năng hợp tác rất lớn. Việt Nam có thể trở thành cửa ngõ quan trọng để Nga tiếp cận khu vực và các quốc gia mà Việt Nam đã ký kết FTA. Đồng thời, Việt Nam có thể trở thành trung tâm sản xuất tại khu vực của doanh nghiệp Liên bang Nga.
Quốc kỳ Việt Nam và Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.10.2021
Dầu khí, năng lượng, vũ khí, Việt Nam và Nga “rất cần nhau”
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Nga tăng 58,1%; xuất khẩu gạo tăng 263,1%; xuất khẩu cao su tăng 31,5%; xuất khẩu sản phẩm từ cao su tăng 107,8%.
So với 7 tháng đầu năm 2022, nhiều mặt hàng Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Nga tăng mạnh như sản phẩm từ cao su tăng 383,9%; sản phẩm gốm, sứ tăng 225,4%; bánh kẹo và các sản phẩm ngũ cốc tăng 59,2%.
Một số mặt hàng có dấu hiệu phục hồi xuất khẩu như hạt điều tăng 19,6%; túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù tăng 49,1%; hàng dệt may tăng 79,7%.
Số liệu ngày 4/8 của Ngân hàng Thế giới (WB), với tổng GDP đạt 5.510 tỷ USD, Liên bang Nga vẫn là nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới tính theo ngang sức mua, đứng sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật. Đặc biệt, WB cũng dự báo kinh tế Nga tiếp tục giữ vị trí này vào năm 2030.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала