Chuyên gia giải thích sự nguy hiểm của đạn uranium nghèo

Đạn chứa uranium nghèo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Đăng ký
Moskva (Sputnik) – Việc sử dụng đạn có uranium-238 nghèo chủ yếu nguy hiểm do khả năng tích lũy kim loại nặng trong các sinh vật sống và các vùng lãnh thổ nơi nó được sử dụng làm nơi sinh sống của con người vẫn chưa được nghiên cứu, ông Boris Martsinkevich, Tổng biên tập tạp chí phân tích Geoenergetics Info nói với Sputnik.
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Rafael Grossi cho biết hôm thứ Hai rằng không có hậu quả phóng xạ đáng kể nào từ việc sử dụng đạn uranium nghèo mà Hoa Kỳ quyết định cung cấp cho Ukraina. Ông Rafael Grossi nhớ lại rằng chủ đề sử dụng đạn uranium nghèo không phải là mới; trước đây loại vũ khí này đã được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh.

"Đúng, không có mối nguy hiểm phóng xạ trực tiếp. Uranium nghèo là uranium - 238, hàm lượng uranium trong đó ít hơn uranium-235 so với quặng tự nhiên. Chu kỳ bán rã của uranium-238 là 4,5 tỷ năm. Bùn phóng xạ sẽ tích tụ trong khoảng thời gian rất rất dài. Nguy hiểm hơn nhiều là uranium-238 là một kim loại nặng, nó có xu hướng tích tụ trong sinh vật, thực vật, động vật, trong cá, thịt, v.v. Nguy cơ đe dọa là thứ khó chịu này sẽ xâm nhập cơ thể con người và dẫn đến rất nhiều bệnh tật. Vấn đề chính là những gì xâm nhập vào chúng ta và tích tụ lại, không bị loại bỏ", - ông Martsinkevich nói.

Đạn uranium nghèo - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2023
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Chuyên gia bác bỏ quan điểm của Mỹ về độ an toàn của đạn uranium nghèo

Sẽ để lại hậu quả

Ông Martsinkevich nhắc lại, các nghiên cứu có hệ thống về hậu quả sử dụng đạn uranium nghèo ở Nam Tư cũ đã không được thực hiện và bị cản trở.

"Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, cần có nhóm chuyên gia theo dõi những gì đang xảy ra... Có những đợt bùng phát (bệnh tật) trong quân nhân cũng là một thực tế. Điều này cần phải được điều tra, vì bệnh lý có thể phát sinh trong nhiều năm. Sau này, rõ ràng là việc sử dụng loại đạn này không mang lại điều gì tốt đẹp, vấn đề thậm chí không phải là thiệt hại sẽ gây ra trong quá trình hoạt động chiến đấu mà là liệu lãnh thổ đó có ở trạng thái thích hợp cho cuộc sống sau này hay không, có thể trồng trọt nông nghiệp hay không”, - Martsinkevich nói thêm.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала