FPT Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực AI và chip bán dẫn ở Mỹ, muốn thu về tỷ đô năm 2030

© Ảnh : Official Social media account of FPT Tham gia Hội nghị cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ về Đổi mới sáng tạo và Đầu tư, được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã nhấn mạnh cam kết của Tập đoàn trong thúc đẩy đầu tư tại Mỹ, phát triển AI và ngành công nghiệp bán dẫn.
Tham gia Hội nghị cấp cao Việt Nam - Hoa Kỳ về Đổi mới sáng tạo và Đầu tư, được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã nhấn mạnh cam kết của Tập đoàn trong thúc đẩy đầu tư tại Mỹ, phát triển AI và ngành công nghiệp bán dẫn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Đăng ký
Tập đoàn FPT sẽ đầu tư 100 triệu USD vào thị trường Mỹ, hướng đến mốc doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường này vào năm 2030.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình mong muốn, Chính phủ Mỹ sẽ có các chính sách hỗ trợ toàn diện để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có hệ sinh thái bán dẫn.

FPT đầu tư vào lĩnh vực AI và công nghiệp bán dẫn ở Mỹ

Chiều 11/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Cấp cao Việt Nam - Mỹ về đổi mới sáng tạo và đầu tư.
Sự kiện được tổ chức nhân dịp Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam, với sự tham dự của Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và phái đoàn hai nước.
Phát biểu tại buổi toạ đàm, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đã khẳng định cam kết của tập đoàn trong việc thúc đẩy đầu tư tại Mỹ, phát triển lĩnh vực AI và ngành công nghiệp bán dẫn, thông qua đó góp phần tăng cường quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.
Đối với ngành công nghiệp bán dẫn, lãnh đạo tập đoàn FPT đề xuất Chính phủ đầu tư đào tạo từ 30.000 đến 50.000 chuyên gia bán dẫn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học FPT - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.04.2023
FPT sắp đưa 25 triệu chip 'made in Vietnam' ra thế giới
Ông Bình cũng bày tỏ mong muốn Đại học FPT sẽ nhận được đầu tư để đào tạo kỹ sư chuyên về thiết kế chip bán dẫn và AI, với mục tiêu nâng cao năng lực của lực lượng lao động trong các lĩnh vực quan trọng này.
Chủ tịch Trương Gia Bình bày tỏ, FPT mong muốn Chính phủ Mỹ có các chính sách hỗ trợ toàn diện để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có hệ sinh thái bán dẫn (Semiconductor Ecosystem).
“Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ Mỹ kêu gọi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Boeing, AT&T, Qualcomm, Intel, Ford… Chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý và cam kết đầu tư phát triển đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn khoảng 30.000 - 50.000 người”, - nhà đồng sáng lập tập đoàn FPT chia sẻ.
Đề xuất của ông Trương Gia Bình phù hợp với thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong chuyến thăm của Tổng thống Biden. Theo đó, hai nước đặt mục tiêu trọng tâm trong việc hợp tác phát triển ngành công nghệ bán dẫn và phát triển lực lượng lao động.
Năm 2022, FPT đã tuyên bố thành lập công ty FPT Semiconductor, đơn vị chuyên thiết kế và sản xuất chip vi mạch. Đến nay, FPT Semiconductor đã có sản phẩm chip nguồn (PMIC - Power Management IC) qua giai đoạn R&D và bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt (production phase). Công ty có kế hoạch cung cấp 25 triệu chip trên toàn cầu trong 2 năm 2024 và 2025.
Minh chứng cho quyết tâm phát triển ngành công nghiệp này, Đại học FPT mới đây đã công bố thành lập Khoa Vi mạch bán dẫn, mục đích bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành. Khoa sẽ đón lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024 với định hướng đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch, thực hiện nghiên cứu cho ngành vi mạch bán dẫn của Việt Nam.
Nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, Tập đoàn FPT công bố hợp tác chiến lược toàn diện với LandingAI, công ty tiên phong trong lĩnh vực thị giác máy và trí tuệ nhân tạo tại Silicon Valley (Mỹ) để thúc đẩy việc đưa AI vào đào tạo tại hệ thống giáo dục FPT Education.

FPT kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ tại Mỹ

Trong báo cáo cuối tháng 8, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết, triển vọng duy trì động lực tăng trưởng mạnh của FPT đến từ hai thị trường Nhật và châu Á – Thái Bình Dương (APAC) trong năm 2023 - 2024, đồng thời với nhu cầu chi tiêu công nghệ thông tin (CNTT) ở Mỹ cho tín hiệu hồi phục trở lại.
Bên cạnh đó, khối giáo dục vẫn giữ vững đà tăng trưởng cao của năm 2022 cũng là điểm sáng tăng trưởng của FPT.
Riêng với thị trường Mỹ, nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực CNTT có xu hướng hồi phục trở lại trong tháng 8. Các nhà phân tích kỳ vọng, đơn hàng ký mới của FPT tại thị trường Mỹ sẽ hồi phục trong quý cuối của năm 2023, cũng như tạo đà tăng trưởng năm 2024 do các đơn hàng ký mới trong quý IV sẽ chủ yếu được ghi nhận trong nửa đầu 2024.
Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Điều kiện để Việt Nam có thể nghĩ đến việc tự thiết kế chip từ năm 2030
Trong trung và dài hạn, theo Statista, Mỹ là thị trường có dư địa tăng trưởng rất lớn với chi tiêu CNTT hàng năm đã đạt đến hơn 2.000 tỷ USD trong năm 2022. BSC nhận định, đây là thị trường chiến lược giúp FPT duy trì đà tăng trưởng trong giai đoạn 2024 – 2025.
Từ năm 2008, FPT chính thức gia nhập thị trường Mỹ và đến nay đã trở thành đối tác của hơn 300 khách hàng, trong đó có hơn 30 công ty nằm trong danh sách Fortune 500. Mỹ là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng nhất của FPT, mang lại lợi nhuận cao nhất với tốc độ tăng trưởng 50% vào năm 2022.
Đến cuối năm nay, FPT dự kiến đầu tư 100 triệu USD và gần 1.000 nhân lực tại Mỹ. Tập đoàn do ông Trương Gia Bình và các cộng sự sáng lập kỳ vọng sẽ tạo ra hơn 3.000 việc làm vào năm 2028, đạt doanh thu 1 tỷ USD từ thị trường này vào năm 2030.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала