Hành lang kinh tế IMEC: Mỹ tiếp tục nỗ lực để chia rẽ Trung Quốc và Ấn Độ?

© AFP 2023 / Pool/Ludovic MarinHội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi
Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Đăng ký
Ấn Độ, Ả Rập Saudi, UAE, EU, Pháp, Đức, Ý và Mỹ đã công bố dự án cơ sở hạ tầng quốc tế - Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC). Dự án thương mại và đầu tư này đã được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở New Delhi dưới dạng bản ghi nhớ, vì vậy giờ đây sáng kiến này chỉ là một tuyên bố chính trị về ý định.
Một bằng chứng về điều đó là ngân sách ước tính và đóng góp của mỗi nước tham gia vẫn chưa được tiết lộ. Những người khởi xướng sáng kiến này hứa sẽ xác định kế hoạch và thời gian thực hiện dự án trong vòng 60 ngày tới. Theo thông tin chính thức, nếu đưa vào vận hành, IMEC sẽ bao gồm 2 hành lang vận tải riêng biệt trên bộ và trên biển. Hành lang phía Đông kết nối Ấn Độ với Vịnh Ba Tư và hành lang phía Bắc kết nối Vịnh Ba Tư với châu Âu.

Có sự nghi ngờ về khả năng sớm hoàn thành dự án

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, Giáo sư Zhu Welie, giám đốc danh dự của Viện Nghiên cứu Trung Đông tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, lưu ý rằng, dự án IMEC có tiềm năng to lớn, nhưng hiện có những nghi ngờ nhất định về khả năng sớm thực hiện sáng kiến này.

"Theo tôi, hành lang Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu có nhiều nội dung chính trị hơn là nội dung kinh tế. Nếu hành lang kinh tế quy mô lớn này được đưa vào vận hành thì Ấn Độ và Trung Đông có thể được hưởng lợi từ đầu tư. Dự án này cũng sẽ phục vụ lợi ích của dịch vụ hậu cần trên bộ và trên biển giữa Nam và Tây Á và Châu Âu. Chúng ta chỉ có thể vui mừng về điều này. Nhưng tôi e rằng, liệu dự án có thực sự được triển khai hay không lại là một câu hỏi khác. Bởi vì Mỹ là lực lượng dẫn đầu trong mối quan hệ đối tác này. Có vẻ như Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường là động lực chính thúc đẩy Mỹ đề xuất dự án xây dựng hành lang này. Người Mỹ đang cố gắng sao chép mô hình này và tạo ra hành lang giao thông riêng nối châu Âu với châu Á", - chuyên gia bày tỏ.

Ông lưu ý, "cơ sở hạ tầng của Mỹ ở những khu vực này đã lỗi thời. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa tranh cãi không ngừng về sự cần thiết phải mở rộng và cải thiện nó, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể thống nhất được một kế hoạch hành động cụ thể. Trong những năm gần đây, khi ảnh hưởng của các nước ở Nam bán cầu ngày càng gia tăng, Mỹ và châu Âu đua nhau đưa ra những sáng kiến ​​hợp tác của riêng mình. Ví dụ: sáng kiến "Đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu" (PGII), sáng kiến "Cửa ngõ toàn cầu" (Global Gateway). Tuy nhiên, chưa có dự án nào trong số đó được triển khai trên thực tế. Rõ ràng là Hoa Kỳ và Ấn Độ, nước đăng cai tổ chức G20, có chung lợi ích trong việc xây dựng hành lang kinh tế. Tuy nhiên, kế hoạch chi tiết về chương trình này vẫn chưa được công bố".
"Dự án này làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Ví dụ, lộ trình sẽ như thế nào? Ai sẽ chịu trách nhiệm xây dựng cầu đường bộ? Những đường bộ nào sẽ được xây dựng? Còn nhiều câu hỏi khác. Vì vậy, vẫn có những nghi ngờ về việc liệu dự án này có được thực hiện hay không", - chuyên gia lưu ý.
Sáng kiến ​​IMEC đã được công bố ngay trước Diễn đàn cao cấp hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ ba sẽ được tổ chức vào tháng 10 tại Bắc Kinh với sự tham gia của các quan chức hàng đầu từ hàng chục quốc gia.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2023
Tạo lập hành lang thương mại giữa Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu

Nỗ lực mới nhằm tạo ra phương án thay thế cho Vành đai và Con đường

Chuyên gia Alexey Kupriyanov, trưởng nhóm khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương tại Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế mang tên Primakov (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng, IMEC khó có thể nhằm mục đích chống lại Trung Quốc, nhưng, rõ ràng đây là nỗ lực mới nhằm tạo ra một giải pháp thay thế cho Vành đai và Con đường. Ấn Độ lo ngại về hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương, vì vậy nước này đang cố gắng tham gia các dự án quốc tế có thể thay thế các sáng kiến ​​của Trung Quốc.
"Ấn Độ đang cố gắng chứng minh rằng họ có các dự án cơ sở hạ tầng của riêng mình, mặc dù nước này không có nguồn vốn lớn để đầu tư ra nước ngoài. Ngược lại, bản thân Ấn Độ cần phải thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đó là lý do tại sao họ đang cố gắng tạo ra những định dạng khác nhau, chẳng hạn như, những dự án trong đó Ấn Độ cho thuê lao động, cung cấp nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao cũng như những thuận lợi từ vị trí địa lý. Dự án IMEC là một ví dụ điển hình", - ông khẳng định.

"IMEC sẽ không làm giảm lưu lượng hàng hóa Trung Quốc đến Trung Đông và Châu Âu, cũng như không trở thành một sự thay thế cho hàng hóa Trung Quốc, ít nhất là vì Ấn Độ không có hàng hóa với số lượng lớn như vậy để xuất khẩu sang Châu Âu. Nền kinh tế của nước này có mối liên hệ khá yếu với nền kinh tế thế giới", - chuyên gia Alexey Kupriyanov lưu ý.

Thời gian gần đây, Ấn Độ cho thấy khá rõ rằng nước này đang tích cực tìm cách chiếm vị trí kinh tế hàng đầu ở khu vực châu Á. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang cố gắng lợi dụng mong muốn lành mạnh này của Ấn Độ cho mục đích ích kỷ của mình, - nhà phân tích và chuyên gia độc lập về thị trường toàn cầu Mikhail Belyaev cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Hội nghị thượng định BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2023
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
BRICS mở rộng chứng tỏ thất bại của Hoa Kỳ

"Hoa Kỳ nhận ra rằng khu vực này đang tuột khỏi tầm tay, vì thế họ đang đang dốc toàn lực để giữ nó trong quỹ đạo của mình. Trên thực tế, IMEC là một sáng kiến ​​của Mỹ nhằm lợi dụng ý muốn của Ấn Độ. Đằng sau dự án này là nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tạo ra một cộng đồng các quốc gia vì lợi ích riêng của mình, bao gồm cả những nỗ lực nhằm gây chia rẽ giữa các quốc gia BRICS và gây chia rẽ giữa Trung Quốc và Ấn Độ để duy trì ảnh hưởng của mình. Khác với các trường hợp khi Hoa Kỳ thành lập những khối chính trị-quân sự cổ điển, dự án IMEC không nhằm mục đích chống lại các quốc gia khác. Tuy nhiên, khác với Sáng kiến Vành đai và Con đường, IMEC không thúc đẩy các nước khác hợp tác với dự án mà hướng tới sự tự chủ và có tính khép kín nhất định của những nước tham gia, đó là một trong những dấu hiệu của tư duy khối", - ông Mikhail Belyaev nói.

Chuyên gia dự đoán rằng đối với các nước BRICS như UAE và Ả Rập Saudi, việc tham gia vào dự án này ngoài lợi ích còn mang lại những rủi ro nhất định:

"Hoa Kỳ sẽ cố gắng sử dụng dự án này để giành lại ảnh hưởng ở Ả Rập Saudi, nơi vị thế của Mỹ đã suy yếu rõ rệt. Nhưng cả Ả Rập Saudi và UAE đều liên kết sự phát triển của họ với phương Đông, đặc biệt là với Trung Quốc. Vì vậy, nếu họ tham gia vào các trò chơi chính trị, điều đó có nghĩa là họ phải lại tự nhốt mình vào Hoa Kỳ, mà điều đó sẽ ngăn cản họ tận dụng cơ hội phát triển thông qua hợp tác với Trung Quốc và BRICS. Và con đường quay trở lại sự phụ thuộc vào phương Tây là một ngõ cụt và tai hại đối với họ".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала