Động thái siết chặt mới của Việt Nam

© Ảnh : Báo Quân đội nhân dânÔng Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử phát biểu tại buổi họp báo
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử phát biểu tại buổi họp báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2023
Đăng ký
Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ tin sai trong 6 đến 24 giờ. Hiện 3 trong 4 nền tảng có nhiều người dùng là Zalo, YouTube, Facebook và TikTok là nơi có lượng thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh.
Theo ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Việt Nam đã thiết lập trung tâm an ninh mạng quốc gia, tiếp nhận xử lý 300 triệu nội dung mỗi ngày từ các trang mạng xã hội.

Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ tin sai trong 6 đến 24 giờ

Từ ngày 20-23/9, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16, Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 và các hội nghị quan chức cấp cao liên quan.
Năm nay, Việt Nam lựa chọn chủ đề “Truyền thông: Từ thông tin tới tri thức vì một ASEAN tự cường và thích ứng” làm chủ đề xuyên suốt cho toàn chương trình nghị sự.
Hội nghị hướng đến việc đưa thông tin trở thành động lực của phát triển, không chỉ cung cấp thông tin, mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ “thông tin” thành “tri thức”, để xây dựng một ASEAN tự cường, củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu, sẵn sàng ứng phó với những biến động trước tình hình thế giới hiện nay.
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN với các chuỗi hội thảo bàn về cách ứng phó với tin giả, tin sai sự thật này, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, cho biết, Việt Nam sẽ yêu cầu các nền tảng xã hội gỡ bỏ tin sai trong 6 đến 24 giờ.
Bộ trưởng Tô Lâm cùng các đại biểu chúc mừng các đồng chí vừa được Đại hội bầu tham gia Ban Chấp hành Hiệp hội An ninh mạng quốc gia nhiệm kỳ I (2023 – 2028). - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.09.2023
Việt Nam lập Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Chủ tịch là Thứ trưởng Bộ Công an
Cụ thể, theo báo Lao động dẫn lời ông Lê Quang Tự Do cho biết, Việt Nam đã thiết lập trung tâm an ninh mạng quốc gia.
Đây là nơi tiếp nhận xử lý 300 triệu nội dung mỗi ngày trên mạng xã hội, khuyến khích người dân gửi đường link, thông tin giả, sai sự thật về trung tâm để từ đây phối hợp với bộ ngành, địa phương xác minh.
“Sau khi xác minh được tin giả, có hại, chúng tôi sẽ gửi thông tin cho cơ quan báo chí, đăng tải thông tin sai sự thật lên các trang thông tin chính thống”, - ông Lê Quang Tự Do cho biết.
Đại diện Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh, Việt Nam cũng xây dựng quy trình chuẩn và một quy trình khẩn cấp để xử lý tin sai sự thật.
“Trong quy trình chuẩn, chúng tôi sẽ yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới loại bỏ những thông tin sai lệch, những thông tin vi phạm pháp luật trong vòng 48 giờ”, - ông nói.
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, trong quy trình khẩn cấp thì Bộ sẽ yêu cầu các nền tảng này phải loại bỏ những thông tin vi phạm pháp luật trong vòng 24 giờ.
Netflix  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.02.2023
Tuân thủ luật an ninh mạng, Netflix sẽ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam
“Trong một số trường hợp thì chỉ trong vòng 6 giờ thôi là phải loại trừ những thông tin này ra”, - ông nhấn mạnh.
Ông Lê Quang Tự Do cho biết, hiện Việt Nam đang sử dụng rất nhiều nguồn lực để giúp nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tin giả, tin sai sự thật.
Cùng với đó là trang bị, cung cấp cho người dân kiến thức, kỹ năng để nhận biết về tin sai sự thật, tin giả và nâng cao hiểu biết số cho cộng đồng, đặc biệt là các cơ quan báo chí, thanh thiếu niên, người lớn tuổi.

Zalo, YouTube, Facebook và TikTok lan truyền tin giả rất nhanh

Ông Lê Quang Tự Do thông tin, Việt Nam có 4 nền tảng có nhiều người dùng là Zalo, YouTube, Facebook và TikTok.
“3 trong số 4 nền tảng này là nơi có lượng thông tin sai lệch truyền tải rất nhanh”, - đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông lưu ý.
Lãnh đạo Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho hay, thời gian qua, Việt Nam triển khai rất nhiều hành động với 3 trụ cột chính trong công cuộc phòng, chống tin giả, tin sai sự thật. Đó là, hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức doanh nghiệp công và báo chí.
Theo ông Do, Việt Nam đã triển khai 4 hành động trong việc phòng chống thông tin giả, tin sai sự thật bao gồm, cập nhật khung pháp lý; giám sát trực tuyến thông tin, phát hiện và xác định thông tin sai lệch.
Kaspersky  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2022
Kaspersky giúp Việt Nam xây dựng năng lực an ninh mạng
Việt Nam cũng hợp tác giữa chính phủ và các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt các nền tảng xuyên biên giới và triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, cải thiện tính bền vững cộng đồng để đối phó với thông tin sai sự thật.
Tất cả những nỗ lực này của Việt Nam nhằm làm trong sạch không gian mạng, hướng người dân đến những nguồn thông tin chính thống, chính xác và tin cậy, đảm bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho người sử dụng các nền tảng xã hội.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала