Trung Quốc bất ngờ hạn chế nhập khẩu, hàng tấn tôm hùm Việt Nam chết ở cửa khẩu

© Flickr / Tatiana Vdbcon tôm hùm
con tôm hùm - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Đăng ký
Động thái bất ngờ của Trung Quốc khiến hàng tấn tôm hùm Việt Nam chết tại cửa khẩu Móng Cái, Quảng Ninh.
Chi cục Hải quan thành phố Móng Cái đã thông tin tình hình tới các doanh nghiệp và đề nghị các cơ quan chức năng trao đổi với chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để giải quyết thông quan.

Trung Quốc hạn chế nhập, doanh nghiệp Việt Nam điêu đứng

Theo thông tin Chi Cục Hải quan thành phố Móng Cái, Quảng Ninh, hàng tấn tôm hùm chờ xuất khẩu qua Lối mở Km3+4 (phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) bị chết hàng loạt do phía Trung Quốc hạn chế nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì không kịp trở tay.
Việc hàng tấn tôm hùm “chết ngắc” ở cửa khẩu vì không xuất được qua bên kia biên giới khiến thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu thiệt hại nặng nề.
Chi cục Hải quan thành phố Móng Cái tỉnh Quảng Ninh cho biết, tại đây, mỗi ngày trung bình có khoảng 100 xe hải sản tươi sống, đông lạnh được làm thủ tục xuất nhập khẩu qua Lối mở Km3+4.
Tuy nhiên, khoảng 3 ngày trở lại đây, phía Trung Quốc bất ngờ hạn chế nhập tôm hùm khiến các doanh nghiệp không kịp trở tay. Hàng tấn tôm hùm không kịp xuất bán đã chết hàng loạt.
Cảng hàng hóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.09.2023
Lệnh 259 của Trung Quốc ảnh hưởng gì đến nhà xuất khẩu của Việt Nam?
báo Thanh Niên trích lời của đại diện Chi cục Hải quan thành phố Móng Cái cho biết, sau khi có thông tin về việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu tôm hùm thì một số đơn vị đã đưa hàng về các đầm, kho đông lạnh để bảo quản.
Tuy nhiên, nhiều xe hàng không kịp tìm nơi bảo quản đã thiệt hại về hàng hóa. Có khoảng 2 - 3 xe hàng với ước tính khoảng 6 tấn tôm hùm bị chết.
Đại diện Chi cục Hải quan TP. Móng Cái, số tôm hùm này được các tiểu thương rao bán giải cứu, với giá chỉ bằng 1/3, khoảng 400.000 – 500.000 đồng/kg.

Tình hình thông quan

Chi cục Hải quan TP. Móng Cái thống kê, trong 9 tháng qua, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tại địa phương đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 80% so cùng kỳ năm 2022.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến ngày 15.9 đạt 47 triệu USD, tăng 0,44% cùng kỳ 2022.
Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu là hàng sản xuất, gia công, linh kiện điện tử, thiết bị khai thác mỏ, hàng nông sản, trái cây, hải sản tươi sống, khô và ướp lạnh.
Tính riêng tại cửa khẩu cầu Bắc Luân II, hiện có trên 32.500 phương tiện xuất nhập khẩu, tăng 48% so cùng kỳ 2022; trung bình đạt 154 phương tiện/ngày.
Hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 534.224 tấn. Trong đó nhập khẩu đạt 382.875 tấn, xuất khẩu đạt 151.349 tấn, tăng 53% so cùng kỳ 2022, bình quân đạt 2.520 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu/ngày.
Container - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2023
Trung quốc nhập khẩu "ồ ạt" cao su Việt Nam
Trong khi đó, tại Lối mở Km3+4, lượng hàng hóa xuất khẩu là 32.473 phương tiện chở 532.255 tấn hàng hóa, bình quân đạt 130 phương tiện/ngày, 2.138 tấn/ngày, tăng 128% so cùng kỳ 2022.
Trong đó, hàng hoa quả là 6.493 xe, đạt 148.462 tấn; bột sắn 2.498 xe, đạt 99.312 tấn; thủy hải sản 5.875 xe đạt 149.328 tấn.
Hàng hóa nhập khẩu đạt 8.072 phương tiện với 25.036 tấn hàng tạp hóa, hàng vải, trung bình 47 phương tiện/ngày, tăng 42% so cùng kỳ 2022.

Trao đổi với chính quyền Quảng Tây

Trong bối cảnh các lệnh hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc được áp đặt bất ngờ khiến các doanh nghiệp Việt Nam không kịp chuẩn bị kế hoạch ứng phó, Chi cục Hải quan thành phố Móng Cái đã thông tin tình hình tới các doanh nghiệp, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng của thành phố Móng Cái trao đổi với Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) để tháo gỡ vướng mắc.
Như Sputnik đưa tin trước đó, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Quảng Tây, Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam, chiều qua (16/9), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây đã ký bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp, trong đó có việc hợp tác đẩy nhanh thông quan hàng hóa nông sản, thủy hải sản qua các cửa khẩu.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, nếu hợp tác này được triển khai trong 3 năm tới, kim ngạch thương mại giữa 2 bên sẽ được thúc đẩy nhanh chóng.
“Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi ký kết bản ghi nhớ này, hai bên sẽ bắt tay vào triển khai hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, như trồng trọt, bảo vệ thực vật, phòng ngừa dịch bệnh động vật, xây dựng khu an toàn, chế biến thủy sản”, - ông Tiến bày tỏ.
Điều này sẽ giúp hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung, cũng như giữa Việt Nam và Quảng Tây nói riêng có bước chuyển biến tích cực hơn nữa, đúng với tiềm năng và lợi thế của hai bên.
Giai đoạn đầu của việc chế biến cá tra xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Hậu Giang  - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Ngạc nhiên với 3 mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam
Việt Nam và Trung Quốc đã nhất trí sẽ cung cấp thông tin kịp thời về khối lượng thông quan nông lâm thủy sản và những thông tin khác trong trường hợp ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc tại cửa khẩu.
Trên cơ sở điều kiện và nhu cầu tại cửa khẩu ở hai phía, nghiên cứu việc thành lập bộ phận giám sát chuyên ngành đối với động thực vật và sản phẩm động thực vật xuất nhập khẩu.
Phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh việc xây dựng cửa khẩu thông minh và áp dụng công nghệ phù hợp để cải tiến khả năng thông quan.
Nếu các thoả thuận này được tuân thủ, hiện tượng hàng hoá ùn ứ nơi cửa khẩu biên giới phía Bắc cũng như trường hợp cụ thể nêu trên khi hàng tấn tôm hùm tươi của Việt Nam chết ở cửa khẩu vì Trung Quốc bất ngờ hạn chế nhập khẩu và xem xét thông quan sẽ giảm đáng kể.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала