Kẻ bán phải có người mua thì thương vụ mới thành

© AFP 2023 / SAUL LOEBTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden họp báo tại Hà Nội - 10/9/2023, ngày đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden họp báo tại Hà Nội - 10/9/2023, ngày đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2023
Đăng ký
“Thâm ý của Reuters trong việc đưa tin kiểu này không có gì khác ngoài việc reo rắc thêm nghi ngờ giữa Bắc Kinh với Hà Nội, cũng như giữa Moskva với Hà Nội”, - Đại tá, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Các nguồn tin сủa Reuters cho biết, Mỹ đang thảo luận về một thỏa thuận với Việt Nam để bán cho quốc gia châu Á này một số lượng lớn vũ khí, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-16.

“Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đàm phán với Việt Nam về thỏa thuận chuyển giao lô vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa các cựu thù thời Chiến tranh Lạnh... Gói này có thể được hoàn tất vào năm tới, có thể thúc đẩy mối quan hệ đối tác mới giữa Washington và Hà Nội với việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 của Mỹ khi quốc gia châu Á này đối mặt với căng thẳng với Bắc Kinh ở Biển Đông”, - Theo tin của Reuters.

Sputnik đã có cuộc phỏng vấn với Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề chính trị và quân sự, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an để làm rõ về chủ đề trên.

Vấn đề hợp tác kinh tế mới là trọng tâm của mối quan hệ mới được nâng cấp

Sputnik: Cũng theo các nguồn tin của Reuters, các cuộc thảo luận về thỏa thuận mua gói vũ khí của Mỹ đang ở giai đoạn đầu và phi vụ có thể không diễn ra, mặc dù đây là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán chính thức giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tại Hà Nội, New York và Washington trong tháng qua. Ông có bình luận gì về thông tin này?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an:
Trước hết, thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mục đích “vì hòa bình, hợp tác và phát triển”. Trong tuyên bố chung của hai bên về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vừa qua đã không hề nhấn mạnh đến hợp tác quốc phòng, lại càng không có thỏa thuận nào về việc Mỹ cung cấp vũ khí hàng không cho Việt Nam. Ngược lại, vấn đề hợp tác kinh tế mới là trọng tâm của mối quan hệ mới được nâng cấp này.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Trung Quốc hy vọng Mỹ và Việt Nam không dùng tâm lý Chiến tranh Lạnh khi phát triển hợp tác quân sự
Trên thực tế, trong giai đoạn ông Barack Obama làm tổng thống Mỹ, Việt Nam và Mỹ đã từng có sự hợp tác về an ninh như chia sẻ thông tin về tổ chức và hoạt động của các nhóm khủng bố trong khu vực. Mỹ cũng cung cấp cho Việt Nam một số tàu tuần duyên lớp Haminton đã qua sử dụng.
Còn hiện nay thì chưa hề có bất cứ thông tin chính thức nào về các cuộc đàm phán Việt – Mỹ với chủ đề cung cấp vũ khí Mỹ cho Việt Nam. Vấn đề mua sắm vũ khí, trang bị quốc phòng được pháp luật Việt Nam quy định trong danh mục các bí mật quốc gia loại tối mật, thậm chí là tuyệt mật. Chỉ có những người có trách nhiệm mới có thể tiếp cận. Vì vậy, những thông tin mà Reuters đưa ra mang tính chất phán đoán và suy diễn và nhằm các mục đích chính trị hơn là tính chân thực. Cách đưa tin theo kiểu đó có thể để lại những hậu quả không tốt trong dư luận.

Chủ trương đa dạng hóa các loại vũ khí trong mua sắm quân sự, trang bị quốc phòng đã có từ lâu

Sputnik: Một nguồn tin giấu tên khác cho Reuters biết: “Washington đang xem xét các điều khoản đặc biệt để tài trợ các thiết bị đắt tiền có thể giúp Hà Nội đang thiếu tiền thoát khỏi sự phụ thuộc truyền thống vào vũ khí rẻ hơn do Nga sản xuất”.
Ông có đánh giá như thế nào về phát biểu nói trên? Việt Nam có cần tới vũ khí Mỹ?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an:
Trong truyền thông, nguồn tin giấu tên là nguồn tin không đáng tin cậy. Tuy nhiên, nó lại thường được các hãng thông tấn thêm “dấm ớt” và các gia vị để “bốc thơm” nhằm thu hút sự chú ý của dư luận, khiến người ta không còn để ý đến tính chất thiếu tin cậy của nguồn tin ấy. Reuters cũng như một số hãng thông tấn phương Tây khác, đặc biệt thích trò “bắc chõ nghe hơi”. Thực ra thì trò ấy không mới. Đó đều là các động thái “ném đá dò đường” của giới truyền thông. Nếu đúng thì tiếp tục phát triển thành một tuyến bài. Nếu không đúng thì lẳng lặng ỉm đi. Cách câu like kiếm tiền này của truyền thông Mỹ và phương Tây, bao gồm cả Reuters không có gì lạ.
© AP Photo / Ahn Young-joonF-16
F-16 - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2023
F-16
Mặt khác, việc mua sắm vũ khí trong một chừng mực nhất định là bí mật quân sự, chỉ được công khai những gì có thể công khai được và trong những điều kiện nhất định. Do đó, thâm ý của Reuters trong việc đưa tin kiểu này không có gì khác ngoài việc reo rắc thêm nghi ngờ giữa Bắc Kinh với Hà Nội, cũng như giữa Moskva với Hà Nội. Đó là lối bình luận kiểu “chọc gậy bánh xe”, “đòn xóc hai đầu” với những ẩn ý hướng lái độc giả.
Mỗi đối tượng tác chiến tiềm năng hay hiện hữu đều có những chủng loại vũ khí khác nhau. Để có thể đối phó có hiệu quả thì việc sử dụng vũ khí, trang bị nào để có thể khắc chế được vũ khí của đối phương là một trong những yêu cầu bắt buộc. Do đó, chủ trương đa dạng hóa các loại vũ khí trong mua sắm quân sự, trang bị quốc phòng đã có từ lâu. Vấn đề không phải là phụ thuộc hay không phụ thuộc vào nguồn cung nào mà phải căn cứ vào đối tượng tác chiến tiềm năng. Đây là vấn đề hoàn toàn thuần túy chuyên môn quân sự, khác xa với những nhận định mà Reuters đưa ra.
Trong lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay không chỉ có máy bay của Nga, của Liên Xô cũ mà còn có cả máy bay vận tải, máy bay tuần tra biển của Tây Ban Nha, máy bay trực thăng của Pháp, máy bay phản lực huấn luyện lưỡng dụng của Cộng hòa Séc. Hải quân Nhân dân Việt Nam không chỉ có các tàu chiến mặt nước của Liên Xô và Nga mà còn có cả tàu hộ tống săn ngầm lớp Pohang của Hàn Quốc, tàu tuần duyên lớp Hamilton, tàu đổ bộ LST của Mỹ.v.v… Lực lượng tên lửa bờ và trên hạm cũng được trang bị các tên lửa của Israel. Binh chủng tăng thiết giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng có không ít xe bọc thép M113 của Mỹ (chiến lợi phẩm) đã được Việt Nam cải tiến, nâng cấp và tăng hạn sử dụng.v.v…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Lễ đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2023
Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi từ việc nâng cấp quan hệ. Những ai sẽ thua?
Vì vậy, nếu Quân đội Nhân dân Việt Nam có mua sắm thêm các máy bay phản lực chiến đấu từ Mỹ thì đó cũng là việc hoàn toàn bình thường. Nhưng có điều là Mỹ muốn bán, còn Việt Nam có mua hay không thì lại là chuyện khác. Bởi kẻ bán thì phải có người mua. Như thế thì thương vụ mới hoàn thành. Rõ ràng là Reuters đã đưa tin theo kiểu “cầm đèn chạy trước ô tô”!
Sputnik: Sputnik xin cảm ơn ông vì những thông tin và bình luận hữu ích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала