Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tuyên bố cứng rắn

© TTXVN - Bùi Doãn TấnThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Đăng ký
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định, NHNN chưa có ý định thay đổi cơ chế room tín dụng.
Cùng với đó, NHNN đang khẩn trương thực hiện nhiều giải pháp xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt.

NHNN chưa có ý định thay đổi cơ chế room tín dụng

Tình trạng tăng trưởng tín dụng ở mức thấp, các nhà băng liên tục trong tình trạng “thừa tiền”, thanh khoản hệ thống dồi dào nhưng doanh nghiệp lại ngại đi vay tiếp diễn.
Trong bối cảnh đó, có quan điểm cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên bỏ hạn mức tín dụng (room tín dụng). Tuy nhiên, Thống đốc NHNN giữ quan điểm kiên định cho rằng, việc này cần hết sức thận trọng.
Về điều hành tín dụng, trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dẫn thông tin, năm 2023, tại Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 17/01/2023 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng, NHNN nêu rõ định hướng điều hành tín dụng năm 2023, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng toàn hệ thống khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Đến ngày 24/02/2023, NHNN đã có công văn 1079/NHNN-CSTT chỉ đạo về tăng trưởng tín dụng năm 2023 và công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 gửi các tổ chức tín dụng.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Ngân hàng Nhà nước vẫn còn ‘viên đạn bạc’
“Việc thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng tổ chức tín dụng căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả chấm điểm xếp hạng tổ chức tín dụng đến thời điểm gần nhất, mức độ tập trung tín dụng, việc tham gia hỗ trợ xử lý tổ chức tín dụng yếu kém (ngân hàng yếu kém, quỹ tín dụng nhân dân yếu kém), tình hình thực tiễn thị trường...”, Thống đốc cho biết.
Ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các tổ chức tín dụng với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.
Theo Thống đốc, việc điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng được NHNN thực hiện trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng.
NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng đến giữa tháng 9/2023 mới tăng 5,56%, dư địa tăng trưởng còn rất lớn song các ngân hàng khó giải ngân vì sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu.
Tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp. Đây là thời điểm nhiều ý kiến đặt lại vấn đề cần bỏ room tín dụng. Tuy vậy, NHNN vẫn chưa có ý định thay đổi cơ chế điều hành room tín dụng hiện nay.
Thống đốc cho biết, hiện nay, áp lực lạm phát dù đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khi rủi ro nợ quốc gia vẫn còn lớn đang gây thách thức cho công tác điều hành chính sách tiền tệ và tín dụng của NHNN khi vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.
“Việc duy trì công cụ hạn mức tín dụng là nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng, qua đó góp phần tích cực trong kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô”, Thống đốc NHNN lý giải.
Thống đốc nhắc lại, việc dỡ bỏ biện pháp này cần thận trọng, đảm bảo các điều kiện cần thiết và từng bước thực hiện phù hợp với điều kiện thị trường.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng điều hành Hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Vụ SCB bị rút tiền hàng loạt: Đã rõ bản lĩnh của Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng

Theo chuẩn mực quốc tế

Hiện nay, trong quá trình điều hành, NHNN đã và đang thực hiện kết hợp triển khai đồng bộ việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn theo chuẩn mực quốc tế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho tổ chức tín dụng, qua đó ổn định thị trường tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, cải thiện các chỉ số an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Để tiến tới và kiểm soát tín dụng thông qua các chỉ số an toàn, NHNN đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và xử lý nợ xấu, nâng cao chuẩn mực quản trị theo thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, điều này cũng cần song hành với việc triển khai hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nhằm nâng cao vai trò và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường vốn đáp ứng được nhu cầu vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào kênh vốn tín dụng ngân hàng.

Xử lý các ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng yếu kém

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo gửi tới Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 đối với lĩnh vực ngân hàng.
Thông tin về việc việc xử lý ngân hàng yếu kém bị kéo dài, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém, năm 2022, NHNN triển khai các giải pháp xử lý theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
“NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng”, Thống đốc nêu rõ.
NHNN đã triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank (trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc) theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2023
Nước cờ mới của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc của 2 ngân hàng mua bắt buộc.
Hiện NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung) để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 2 ngân hàng này và hoàn thiện phương án, trình Chính phủ quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng mua bắt buộc còn lại.
Đối với các ngân hàng mua bắt buộc, NHNN cho biết đã quyết liệt chỉ đạo các ngân hàng này thuê tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện, các tổ chức tư vấn định giá đã phát hành chứng thư thẩm định giá và NHNN đã gửi Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả.
Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém như Công ty tài chính Handico, NHNN cho biết đang hoàn chỉnh phương án cơ cấu lại Công ty tài chính Handico theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ.
Đối với Công ty tài chính Công nghiệp Tàu thủy (VFC) và Công ty cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy (VFL), NHNN cho biết đã có công văn số 989/NHNN-TTGSNH ngày 15/11/2022 đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Tổng Công ty công nghiệp Tàu thủy (SBIC) khẩn trương xây dựng Phương án cơ cấu lại VFL, VFC. Trường hợp VFL, VFC không được phê duyệt phương án tái cơ cấu khả thi, đề nghị Bộ Giao Thông vận tải chỉ đạo SBIC thực hiện phá sản VFL, VFC theo thẩm quyền.

Xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ

Về xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, Ngân hàng Nhà nước khẳng định còn nhiều khó khăn, trong đó việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu TCTD yếu kém) kéo dài do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng thương mại và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.
Bên cạnh đó, cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém nói chung và để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và NHTMCP Đông Á nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.
“Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ”, NHNN thừa nhận.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2023
Khó khăn trong công tác điều hành tiền tệ
Đặc biệt, năng lực cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).
NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các TCTD yếu kém, trong đó tập trung khắc phục các bất cập, hoàn thiện cơ chế xử lý các TCTD yếu kém, nâng cao năng lực quản trị, điều hành.
Thống đốc cũng nhấn mạnh việc tăng cường quản trị rủi ro của TCTD, hạn chế, ngăn ngừa việc "lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông để thao túng hoạt động ngân hàng vì mục đích vụ lợi".
Đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn SCB (bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022), mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại nhà băng này dựa trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng, đề xuất chủ trương cơ cấu lại của chính ngân hàng và Ban Kiểm soát đặc biệt SCB.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала