Ai nói Việt Nam bị cô lập vì chính sách quốc phòng “4 không”?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCác chiến sĩ Việt Nam
Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Đăng ký
Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” không phải là tự trói tay mình. Kiên định đường lối “4 không” giúp Việt Nam không bị chi phối hay áp đặt bởi yếu tố bên ngoài.
Theo chuyên gia, dù Việt Nam chủ trương không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng cũng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.

Việt Nam không tự trói mình bằng chính sách quốc phòng “4 không”

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ chính sách quốc phòng 4 không của Việt Nam.
Theo đó, chủ trương “4 không” của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 nêu rõ: “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế”.
Chính sách quốc phòng “4 không” giúp Việt Nam có sự linh hoạt, chủ động ứng phó trong những tình huống phức tạp hoặc khi có yêu cầu cấp thiết bảo vệ Tổ quốc.
Lễ trao khen thưởng của Nhà nước và Bộ Quốc phòng Lào cho các tập thể, cá nhân QĐND Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2023
Tướng Lương Cường: Việt Nam kiên định chính sách quốc phòng "4 không"
Cùng với đó, quan điểm và chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Dù vậy, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, đặc biệt là xung đột bùng nổ trên nhiều địa bàn nóng, có ý kiến xuyên tạc cho rằng, chính sách “4 không” của Việt Nam có thể khiến Việt Nam bị cô lập và không còn phù hợp với diễn biến thực tế. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lệch.
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Hải, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự chia sẻ trên Đài tiếng nói Việt Nam cho biết, chủ trương “4 không” trong chính sách quốc phòng Việt Nam thể hiện rất rõ quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước về chính sách Quốc phòng, là mang tính chất hòa bình và tự vệ.
Việt Nam kiên quyết, kiên trì giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình; chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh; thực hiện phương châm, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược.
“Việt Nam không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không phải là Việt Nam tự “trói tay” mình, trái lại, nó có tác dụng “cởi trói” cho chúng ta, cả trong tư duy và hành động, để ta có thể suy nghĩ và hành động một cách độc lập, sáng tạo và không bị chi phối, áp đặt bởi yếu tố bên ngoài, tức không bị người khác “trói” mình”, - PGS.TS Võ Văn Hải khẳng định.

Việt Nam tránh những va chạm không cần thiết

Đại tá Hải đánh giá, sử dụng vũ lực và liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Mà chính đường lối quốc phòng với mục đích tự vệ, hòa bình, chính nghĩa, phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia, dân tộc theo nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, mới là điều mà các quốc gia, dân tộc tiến bộ đều đang hướng tới.
Theo chuyên gia, Việt Nam chủ trương không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tránh những va chạm không cần thiết, không để các đối tượng nước ngoài khiêu khích, kích động, thỏa hiệp xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc hoặc lôi kéo, khống chế, gây sức ép với nước khác phát động chiến tranh.
“Việt Nam chủ trương không đe doạ hoặc sử dụng sức mạnh quân sự trước trong quan hệ quốc tế”, - tuy nhiên, theo Đại tá Hải, Việt Nam cũng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Trinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2023
Đưa Việt Nam vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới với chính sách ‘4 không’
Chuyên gia nhắc lại, đây là vấn đề rất quan trọng, để xây dựng lòng tin, là cơ sở để đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng.

Vì sao không nên liên minh quân sự?

Cùng với chính sách quốc phòng “4 không”, Việt Nam cố gắng duy trì quan hệ cân bằng giữa các nước lớn, đặc biệt trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực Biển Đông.
Việc thực hiện nguyên tắc "không liên kết với bất kỳ nước nào để chống lại một nước khác" trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh khu vực hiện nay. Theo Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Hồng Quân nguyên là Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng từng chia sẻ trước đó, nếu Việt Nam liên minh với bên ngoài, ưu tiên dùng biện pháp quân sự để giải quyết các tranh chấp, bất đồng thì sẽ khó được các nước khác ủng hộ.
“Nguyên tắc này giúp Việt Nam có vị thế phù hợp để đối thoại với các nước hay tham gia vào các cơ chế đối thoại an ninh, quan sát viên các hội nghị, các cuộc tập trận ở khu vực. Tuy tham gia diễn tập với một số nước, nhưng Việt Nam không đi với đối tác này để chống lại nước thứ ba”, - Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân nêu rõ.
Cùng với đó, Việt Nam cũng khẳng định rõ ràng với thế giới là không chấp nhận cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, sử dụng một phần lãnh thổ Việt Nam để phát động chiến tranh xâm lược nước thứ ba.
Nói về liên minh quân sự, theo Đại tá Võ Văn Hải, liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Tiếp đó, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc là thiêng liêng và tối cao, không thể phó thác hoàn toàn cho bên ngoài, dù đó là một đồng minh cường quốc.
Chiều 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.03.2022
Chính sách quốc phòng “bốn không” mang lại cho Việt Nam những gì?
Mặt khác, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự vì nền quốc phòng mang tính chất hòa bình và tự vệ. Đồng thời, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là sức mạnh nội lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
“Với Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, sức mạnh nội sinh của đất nước, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại”, - Đại tá Hải cho rằng, không thể dựa vào bất kỳ liên minh quân sự nào, càng không thể trông chờ vào nước ngoài. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc.
Theo Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự, muốn giữ được độc lập, tự chủ, giữ được chủ quyền toàn vẹn, lãnh thổ của một đất nước thì phải dựa vào nguồn lực của chính mình.
“Tuyệt đối không được phụ thuộc vào nước khác, lực lượng bên ngoài để giữ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đây là nguyên tắc cao nhất, bất di bất dịch, không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải thực hiện như thế”, - theo Đại tá Hải.
Dẫn chứng Cuba, ông Hải cho biết, đây là đất nước nằm ngay cạnh cường quốc số một và nhiều thập niên bị Mỹ cấm vận, tìm cách lôi kéo nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Cuba luôn giữ vững quan điểm, độc lập, tự chủ, tự mình bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đọc diễn văn kỷ niệm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.01.2020
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch: Việt Nam minh bạch về chính sách quốc phòng
Ngược lại, thực tế cũng cho thấy, một số nước dựa vào sự bảo trợ của nước ngoài, nhưng khi đất nước có biến động thì không thể bảo vệ được đất nước như Afghanistan. Trong 20 năm được sự bảo trợ của Mỹ, Mỹ đã chi phí hơn 2.000 tỷ USD cho đất nước nhưng chỉ hơn 10 ngày trước sự tấn công của lực lượng Taliban thì Afghanistan sụp đổ. Do đó, ông nhắc lại, dựa vào sức mình là chính luôn là sức mạnh nội sinh quan trọng, quyết định trong bảo vệ Tổ quốc.

Không tạo cớ để nước ngoài can thiệp

Đáp trả việc một số đối tượng vẫn luôn hô hào, kêu gọi Việt Nam phải tham gia liên minh quân sự, phải đi với nước này để chống nước kia, Đại tá Đỗ Văn Hải cho rằng, đây vẫn là quan điểm của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị nhằm chống phá đường lối đối ngoại và chính sách quốc phòng, độc lập, tự chủ của Đảng và Nhà nước, làm cho dao động và ngả sang một bên nào đấy, để chống lại bên kia, lôi kéo tham gia các liên minh quân sự, các cuộc chạy đua vũ trang theo các nước khác.
Đại tá Hải nhắc lại, điều này, không phù hợp, trái với đường lối, quan điểm của Đảng, đi ngược lại xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển mà Việt Nam kiên trì theo đuổi.

“Bản chất của câu chuyện này là muốn đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc. Thông qua đó để tiến hành thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam, phủ nhận bản chất, truyền thống và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta, họ muốn tạo cớ để nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, - Đại tá Đỗ Văn Hải nhận định.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân, chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam không phải bất biến, cứng nhắc mà luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn.
Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham dự và phát biểu tại hội nghị trực tuyến An ninh Quốc tế Moscow (Liên Bang Nga) lần thứ 9. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2021
Thượng tướng Phan Văn Giang nói về chính sách quốc phòng Việt Nam và Biển Đông
“Hiện tại, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để kiểm soát được tình hình an ninh, không để nảy sinh xung đột và xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, khi đất nước xảy ra nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà nước ta sẽ hoạch định những chiến lược, chính sách quốc phòng phù hợp”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Chốt lại, theo chuyên gia, Việt Nam nhất quán “thêm bạn, bớt thù”. Một khi tham gia liên minh quân sự, sẽ phải gắn với một bên, phải san sẻ trách nhiệm tài chính, nhân lực, thậm chí, có thể phải nhân nhượng một số lợi ích, sẽ phải hy sinh một phần nhất định chủ quyền quốc gia, có thể phải đối đầu với bên khác, tức là "chuốc" thêm kẻ thù.
Do đó, Việt Nam chỉ chọn đứng về hòa bình, lẽ phải, công lý, luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала