Việc chuyển đổi sang thanh toán bằng tiền tệ quốc gia sẽ có lợi cho cả Nga và Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnHai CTQH chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Uỷ ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga
Hai CTQH chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Uỷ ban hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội Việt Nam và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Việc thanh toán bằng tiền tệ quốc gia giữa Nga và Việt Nam sẽ có lợi cho cả hai quốc gia và sẽ góp phần gia tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước.
Phó Chủ nhiệm thứ nhất Ủy ban Chính sách kinh tế Duma Quốc gia Nadezhda Shkolkina bày tỏ ý kiến về điều này trong kỳ họp lần thứ hai Ủy ban liên nghị viện về hợp tác giữa Duma Quốc gia và Quốc hội Việt Nam.

"Hiện nay, phần lớn các giao dịch thanh toán giữa các nước chúng ta được thực hiện bằng đô la Mỹ (86,5%) và chủ yếu được thực hiện thông qua các ngân hàng đại lý của bên thứ ba. Trong khi đó, sẽ có lợi cho cả hai bên nếu các nước chúng ta chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền tiền tệ quốc gia”, - bà Shkolkina lưu ý.

Theo bà, để làm được điều này, các thành viên tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại cần tiếp cận thanh khoản bằng đồng Việt Nam.
Ngoài ra, bà nhấn mạnh: trong thanh toán giữa hai nước cần “tích cực sử dụng hơn nữa nền tảng của ngân hàng liên doanh Việt – Nga”.

“Ngân hàng được thành lập để hỗ trợ các dự án song phương và có kênh nội bộ để trao đổi thông tin tài chính với Ngân hàng PJSC ''VTB'', điều đó cho phép thanh toán bằng tiền tệ quốc gia giữa Nga và Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Việt-Nga đang gặp phải tình trạng thiếu thanh khoản bằng tiền đồng Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cả từ Nga và Việt Nam”, - bà Shkolkina lưu ý.

Bà cũng đưa ra đề nghị với các đại biểu Quốc hội Việt Nam nghiên cứu khả năng thay đổi luật pháp và cho phép các ngân hàng Việt Nam “kết nối với các kênh thay thế để trao đổi thông tin tài chính, bao gồm Hệ thống truyền tải thông báo tài chính của Ngân hàng Nga”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chiêu đãi Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Chủ tịch Duma Quốc gia Nga phát biểu trước các nghị sĩ Nga và đại biểu quốc hội Việt Nam
“Và cũng xem xét vấn đề trao tư cách nhà điều hành kinh tế được ủy quyền cho các công ty Nga và Việt Nam, cho phép các công ty này sử dụng thủ tục thông quan đơn giản hóa (cho đến giải phóng hàng tự động), kết quả việc này sẽ giúp xóa bỏ các rào cản hành chính khi thông qua các thủ tục hải quan và theo đó, tăng kim ngạch mậu dịch lẫn nhau", - bà Shkolkina lưu ý.
Ngoài ra, bà bổ sung: phía Nga “quan ngại về việc giảm nghiêm trọng việc chấp nhận thẻ Mir ở Việt Nam”, vì điều này ảnh hưởng đến kỳ nghỉ thoải mái của khách du lịch Nga tại Việt Nam “và không góp phần làm tăng dòng khách du lịch ”.
Bà Shkolkina cũng nhấn mạnh Việt Nam vẫn là đối tác chiến lược của Nga ở Đông Nam Á, “mối quan hệ với Việt Nam không phụ thuộc vào tình hình thế giới đang thay đổi và dĩ nhiên hướng tới hợp tác triển vọng”.

Chủ tịch Duma Quốc gia lên án các biện pháp trừng phạt nhằm cản trở sự phát triển của các nước khác

"Ngày nay chúng ta phải đối mặt với các lệnh trừng phạt phi pháp. Trong 10 năm qua, đất nước chúng tôi và các nước khác đã phải đối mặt với sự cản trở phát triển. Chúng tôi thấy rằng các cuộc chiến thương mại đang được tiến hành nhằm chống lại một số lượng lớn các nước. Chúng tôi coi điều này là không thể chấp nhận được, điều đó không công bằng. Mối quan hệ phải được phát triển trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc của các quốc gia có chủ quyền và không có tiêu chuẩn kép. Nhưng, tất nhiên, cần thiết phát triển hợp tác cùng có lợi", - ông Volodin phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban liên nghị viện về hợp tác giữa Đuma Quốc gia và Quốc hội Việt Nam.

Ông bổ sung: các biện pháp trừng phạt “là xấu”, nhưng đồng thời chúng cũng mang đến những cơ hội mà đất nước có thể tận dụng để trở nên mạnh mẽ hơn.
“Sau 10 năm của các cuộc chiến trừng phạt và cản trở phát triển, đất nước chúng tôi trở nên mạnh hơn, đứng thứ 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Còn những người gây chiến với chúng tôi đã mất đi lợi thế, vị thế thống trị của họ trong nền kinh tế thế giới”, - ông Volodin lưu ý.
Như vậy, như ông liệt kê: Mỹ tụt xuống vị trí thứ 2, nhường vị trí đầu vào tay Trung Quốc, Đức trở thành nền kinh tế thứ 6, nhường cho Nga vị trí thứ 5, “Anh gần như không trụ được trong top 10, xếp cuối, Pháp đứng ở vị trí thứ 9”.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Chủ tịch Duma Quốc gia Nga V. V. Volodin - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Chủ tịch Duma Quốc gia Volodin và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bàn về hợp tác Nga-Việt
“Tuy nhiên, các quốc gia mới đã xuất hiện trong top 10 quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ hàng đầu, bao gồm cả những quốc gia đến từ Nam Á”, - ông Volodin lưu ý.
Theo ý kiến ​​​​của ông, điều này cho thấy rằng “chỉ các quốc gia độc lập mới có khả năng hoạch định triển vọng của mình trong tương lai”.
Về quan hệ với Việt Nam, ông Volodin đánh giá: đối với Nga, Việt Nam “không chỉ là đối tác chiến lược mà còn là người bạn chiến lược”.
Phái đoàn Đuma Quốc gia do Vyacheslav Volodin dẫn đầu đang thăm chính thức Việt Nam. Trong khuôn khổ đó, cuộc họp lần thứ 2 của Ủy ban liên nghị viện về hợp tác giữa Duma Quốc gia và Quốc hội Việt Nam đang được tổ chức tại Hà Nội.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала