Ngân hàng SCB có động thái mới, tiếp tục đóng cửa 3 phòng giao dịch

© Ảnh : SCBNgân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Đăng ký
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa thông báo về việc chấm dứt hoạt động của 3 phòng giao dịch.
Theo thông báo chính thức của SCB, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn sẽ đóng cửa phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp – chi nhánh Đông Sài Gòn, phòng giao dịch Đinh Bộ Lĩnh – chi nhánh Tân Định và phòng giao dịch Phú Mỹ - chi nhánh 20/10.
SCB cam kết mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ ở các điểm giao dịch hiện hữu của SCB.

SCB dừng hoạt động thêm 3 phòng giao dịch

Hôm 18/10, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) đã công bố bố cáo về việc chấm dứt hoạt động của thêm 3 phòng giao dịch.
Các phòng giao dịch của SCB bị đóng cửa đợt này gồm có phòng giao dịch Đinh Bộ Lĩnh, phòng giao dịch Phú Mỹ và phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp.
Theo thông báo của SCB, từ ngày 14/10, SCB đã chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp, với tên giao dịch bằng tiếng Việt đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Đông Sài Gòn - Phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp.
Phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp của SCB có địa chỉ tại số 359E đường Đỗ Xuân Hợp, dự án Khu nhà ở Phước Long B, phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, TP.HCM.
Quyết định đóng cửa phòng giao dịch Đỗ Xuân Hợp của SCB căn cứ vào Công văn số 2531/HCM-TTr3 ngày 5/9/2023 của Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ 20/10 (tức hôm nay), SCB chính thức chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Phú Mỹ, với tên giao dịch bằng tiếng Việt đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh 20/10 - Phòng giao dịch Phú Mỹ.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Thái độ thẳng thắn của Thống đốc về vụ rút tiền hàng loạt ở ngân hàng SCB
Phòng giao dịch Phú Mỹ của SCB có địa chỉ tại số 679 - 681 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM.
Từ 21/10, SCB chính thức chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch Đinh Bộ Lĩnh, với tên giao dịch bằng tiếng Việt đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Tân Định - Phòng giao dịch Đinh Bộ Lĩnh.
Phòng giao dịch Đinh Bộ Lĩnh của SCB có địa chỉ tại số 121 đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Các quyết định chấm dứt hoạt động các phòng giao dịch này căn cứ vào công văn của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng như quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong tháng 9 và tháng 10.
Ngân hàng SCB khẳng định: “Mọi quyền lợi và giao dịch của khách hàng tại đây đều được đảm bảo thực hiện đầy đủ ở các điểm giao dịch hiện hữu của SCB”.

SCB cảnh báo lừa đảo

Trên website của mình, ngân hàng SCB cũng đưa ra cảnh báo khách hàng hàng loạt các thủ đoạn lừa đảo, đặc biệt những thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao.
Theo SCB, kẻ gian sử dụng chương trình remote từ xa truy cập vào máy tính, điện thoại cá nhân chiếm quyền sử dụng thiết bị để thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền của người bị hại, do người dùng cài phần mềm, truy cập trang web chứa mã độc.
Người dùng cũng cần cẩn trọng với hình thức sử dụng công nghệ Deepfake AI, kẻ gian sử dụng hình ảnh, giọng nói, tài khoản… đã được thu thập từ trước của nạn nhân và tạo ta video giả làm người quen, lừa nạn nhân chuyển tiền; lập sàn giao dịch ảo quảng cáo lợi nhuận thu hút người chơi, khi số tiền nạp vào lớn thì sàn sập; chuyển tiền nhầm để ép vay...
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2023
SCB bị rút tiền và loạt sự cố bất lợi, nợ xấu ngân hàng Việt Nam vượt 3,5%
SCB cũng nêu phương thức lừa đảo trúng thưởng, lừa nâng cấp sim 4G/khoá thuê bao điện thoại hay mạo danh nhân viên ngân hàng, đại diện cơ quan pháp luật.
Ngân hàng khuyến cáo người dân không chia sẻ, cung cấp, đăng tải thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng đặc biệt là mã OTP cho bất cứ ai, trên bất kỳ nền tảng nào. Không chuyển tiền cho ai khi chưa biết rõ thông tin người nhận, không trao đổi qua điện thoại với đối tượng mạo danh cán bộ công an, toà án, ngân hàng hay cơ quan chức năng. Không truy cập các đường link lạ trên Zalo, Facebook, Messenger, Telegram kể cả do người thân cung cấp, cảnh giác với các loại hình quảng cáo và thông báo cho ngân hàng khi có nghi vấn về hành vi gian lận, lừa đảo.

NHNN đang tìm nhà đầu tư để tái cơ cấu SCB

Mới đây, báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhắc lại sự cố rút tiền hàng loạt ở SCB và lưu ý, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước theo tinh thần bám sát yêu cầu của Quốc hội và trên cục diện tổng thể của nền kinh tế, là phải giảm lãi suất, đảm bảo ổn định tiền tệ, ngoại hối và hoạt động hệ thống ngân hàng.
Theo Thống đốc, trong những tháng cuối 2022, khi nhiều nước trên thế giới có mặt bằng lãi suất cao, xét thấy năm 2022 có thể kiểm soát lạm phát theo mục tiêu của Quốc hội, nên những tháng đầu năm vẫn giữ nguyên lãi suất điều hành.
Tới tháng 10/2022, có sự kiện rút tiền hàng loạt của ngân hàng SCB xảy ra, nên Ngân hàng Nhà nước tập trung ưu tiên đảm bảo an toàn hệ thống, ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ như sự đổ vỡ của các ngân hàng trên thế giới.
“Lúc đó các tổ chức tín dụng cũng căng thẳng tín dụng, một số tổ chức tín dụng bị thiếu dự trữ bắt buộc, nguy cơ mất khả năng chi trả hiện hữu”, Thống đốc nhắc lại mọi biện pháp lúc này đều là nhằm ưu tiên ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ hệ thống.
Tại báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội về thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội, giám sát chuyên đề, chất vấn trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã được đặt vào kiểm soát đặc biệt từ tháng 10/2022.
Tòa nhà Bộ Tài chính Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Sau vụ SCB móc nối Manulife, Bộ Tài chính thanh tra loạt công ty bảo hiểm nhân thọ
Trên cơ sở đó, Chính phủ cho hay Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các bộ ngành triển khai các giải pháp. Mục tiêu là để bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng và bảo đảm quyền, lợi ích của người gửi tiền.
Trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của SCB và Ban kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia cơ cấu lại SCB để trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại SCB theo quy định.
Trước nhiều khó khăn trong thực hiện việc xử lý các ngân hàng yếu kém, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.
Tuy nhiên, NHNN nhắc lại, khó khăn trong thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng là việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (gồm năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài.
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các bộ ngành khẩn trương thực hiện giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín dụng yếu kém, đồng thời hoàn thiện cơ chế xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, đặc biệt là dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала