Sau vụ SCB móc nối Manulife, Bộ Tài chính thanh tra loạt công ty bảo hiểm nhân thọ

© Ảnh : Bộ Tài chínhTòa nhà Bộ Tài chính Việt Nam tại Hà Nội
Tòa nhà Bộ Tài chính Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2023
Đăng ký
Bộ Tài chính đã rà soát xong hai công ty bảo hiểm AIA và Dai-ichi, hiện đang thanh tra Manulife.
Trước đó, nhiều hợp đồng của khách hàng gửi tiết kiệm tại SCB bị chuyển thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Tâm An Đầu Tư của Manulife, gây bức xúc cho khách hàng.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước lập chuyên đề kiểm toán riêng về bảo hiểm nhân thọ để xác định có hay không việc ngân hàng bắt tay với công ty bảo hiểm.

‘Đang thanh tra Manulife’

Chiều ngày5/10, thông tin tại họp báo thường kỳ quý III/2023, Bộ Tài chính đã trả lời về tiến độ thanh tra loạt doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Đại diện Bộ Tài chính, ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm cho biết, đã hoàn thành thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi, đang thanh tra Công ty Bảo hiểm nhân thọ Manulife Việt Nam (Manulife) và một doanh nghiệp khác.

“Hiện Bộ Tài chính đang thanh tra Manulife và một doanh nghiệp khác. Từ nay tới cuối năm 2023 sẽ tiếp tục thanh tra 6 doanh nghiệp còn lại theo kế hoạch”, ông Tuấn nói.

Đây là 10 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nằm trong diện thanh tra của Bộ Tài chính trong năm 2023, theo yêu cầu của nghị quyết Quốc hội. Như Sputnik đưa tin, ngay từ năm 2022, Bộ Tài chính đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra 10 doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cao.
Trước đó,Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cũng đã chia sẻ vấn đề này tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6/2023 hôm 4/7/2023.
Manulife Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2023
Sau lùm xùm với SCB, Manulife mất hàng ngàn tỷ trả cho khách hủy hợp đồng

Bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm

Trước đó, ngày 30/6, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra 4 việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 4 công ty bảo hiểm là: Prudential, MB Ageas, Sun Life và BIDV Metlife.
Thông tin tại cuộc họp báo chiều qua 5/10,ông Doãn Thanh Tuấn cho biết, kết luận thanh tra gồm 2 phần, đó là kiến nghị về chuyên môn và kiến nghị về tài chính.
Thứ nhất, về kiến nghị chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, Bộ Tài chính cử người trực tiếp giám sát cùng các doanh nghiệp để nghiêm túc thực hiện kết luận của thanh tra, từ đó, nâng cao chất lượng, phục vụ tốt hơn nữa khách hàng và hạn chế sai sót.
Kết quả công tác thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.
Một số hành vi vi phạm điển có thể kế đến: một là, không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ yêu cầu theo quy định của doanh nghiệp.
Thứ hai là, không đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm, dẫn đến khách hàng không hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm.
Thứ ba, doanh nghiệp để đại lý, cá nhân khác, nhân viên ngân hàng sử dụng ipad, mã số đại lý để hướng dẫn khách hàng nhập thông tin.
Thứ tư, không thực hiện đúng biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn…
Tại kết luận thanh tra, Bộ Tài chính yêu cầu 4 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bổ sung hàng trăm tỷ đồng vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền này do doanh nghiệp hoạch toán chi phí chưa đúng quy định.
Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Bộ Chính trị giao nhiệm vụ thu hút nhân tài

Khủng hoảng niềm tin, dân giảm mua bảo hiểm

Sau hàng loạt lùm xùm bị tố lừa đảo năm 2022, nhất là trường hợp dân tố ngân hàng SCB cấu kết với Manulife hô biến hợp đồng tiền gửi thành gói bảo hiểm nhân thọ “Tâm An Đầu tư” gây bức xúc, thị trường bảo hiểm tại Việt Nam ghi nhận dấu hiệu sụt giảm đáng kể.
Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu thị trường bảo hiểm đang giảm mạnh, nhất là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do quy định chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm từ kênh bán hàng qua các ngân hàng.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong quý 3/2023 ước tính đạt 52,9 nghìn tỷ đồng (giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2022). Từ đầu năm 2023 đến nay, doanh thu phí bảo hiểm vẫn ghi nhận tăng trưởng 6,8% trong quý 2 nhưng đến quý 2 đã quay đầu giảm 3,1% và đến quý 3 ghi nhận mức giảm sâu hơn.
Theo cơ quan này, lũy kế 9 tháng năm 2023, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 165,6 nghìn tỷ đồng (giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2022). Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52,2 nghìn tỷ đồng (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022), còn lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đạt 113,4 nghìn tỷ đồng (giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022).
Đặc biệt, số tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm ước tính là 57,1 nghìn tỷ đồng (tăng 30,2% so với cùng kỳ năm 2022), trong khi tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế ước tính là 746,7 tỷ đồng (tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2022).
Tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước tính là 890,5 tỷ đồng (tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2022) và tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2022.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, chỉ có hơn 1 triệu hợp đồng bảo hiểm mới, giảm 31,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới toàn thị trường đạt 15.508 tỷ đồng, giảm 38%.
Trong đó, sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng 61,2% giảm 34,4% so với cùng kỳ năm ngoái; sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 30,7% giảm 17,6%; sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng 0,7% giảm 48,9%; các sản phẩm bảo hiểm còn lại chiếm tỷ trọng 7,4%, giảm 44,9% so với cùng kỳ.
Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng doanh thu phí bảo hiểm và thị phần của các công ty bảo hiểm trên thị trường được báo cáo cụ thể.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2023
Từ vụ trái phiếu SCB-Vạn Thịnh Phát có diễn biến mới, trái chủ sắp lấy lại được tiền?
Đứng đầu là Bảo Việt Nhân thọ (16.036 tỷ đồng và 20,6%), thứ hai là Manulife (13.357 tỷ đồng và 17,2%), thứ ba Prudential (12.842 tỷ đồng và 16,5%), thứ tư Dai-ichi Life (9.737 tỷ đồng và 12,5%), AIA (7.874 tỷ đồng và 10,1%) trong top 5.
Tiếp đó là FWD (2.611 tỷ đồng và 3,4%), Sun Life (2.361 tỷ đồng và 3,03%), MB Ageas (2.357 tỷ đồng và 3,03%), Generali (2.122 tỷ đồng và 2,7%), Chubb Life (2.092 tỷ đồng và 2,7%), Hanwha Life (1.908 tỷ đồng và 2,5%), Cathay Life (1.408 tỷ đồng và 1,8%), MVI (1.133 tỷ đồng và 1,46%), BIDV Metlife (792 tỷ đồng và 1,02%), cùng với các công ty bảo hiểm khác như FWD Assurance, Mirae Asset Prevoir, Phú Hưng Life, Fubon Life, Shinhan Life (1.199 tỷ đồng và 1,5%).

Manulife giảm mạnh doanh thu phí bảo hiểm

Thống kê cũng cho thấy, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường trong 6 tháng đầu năm ước đạt là 77.831 tỷ đồng, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Danh sách cácdoanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong diện được Bộ Tài chính đang thanh tra có thị phần khá lớn trên thị trường Việt Nam. Dai-ichi Life và Manulife là 2 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về số phí khai thác mới, lần lượt là 2.046 tỷ đồng và 1.976 tỷ đồngtrong 6 tháng đầu năm.
Cần nói, trong danh sách doanh nghiệp vừa được Bộ Tài chính thanh tra, Manulife có tổng doanh thu phí bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm 2023 hơn 13.000 tỷ đồng, chiếm 17,2% toàn thị trường; Dai-ichi Life gần 9.800 tỷ đồng, chiếm 12,5% thị trường...
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, doanh thu phí bảo hiểm nửa đầu năm của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường sụt giảm mạnh, trong đó, 4 doanh nghiệp giảm hơn 1.000 tỷ đồng là: Manulife giảm tới 1.988 tỷ đồng, AIA giảm 1.177 tỷ đồng, Prudential giảm 1.157 tỷ đồng, MB Ageas giảm 1.040 tỷ đồng.
Mặc dù, doanh thu phí và số hợp đồng bảo hiểm giảm mạnh nhưng số tiền trả bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm 2023 tăng mạnh, ở mức 25.850 tỷ đồng, tăng 37,1% với cùng kỳ năm trước, theo Tổng cục Thống kê.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2023
Từ vụ dân tố SCB cấu kết Manulife lừa đảo: Việt Nam bắt đầu mạnh tay
Một trong những doanh nghiệp có số chi trả tăng mạnh là Manulife. Như đã thông tin, theo báo cáo tài chính riêng giữa niên độ năm 2023, tổng chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm tăng vọt lên hơn 8.800 tỷ đồng, tương đương mức tăng 45% so với cùng kỳ. Trong đó, mục chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của Manulife có khoản chi hơn 1.500 tỷ đồng cho nội dung “hủy bỏ hợp đồng” sau hàng loạt lùm xùm, đơn khiếu kiện của khách hàng SCB.
Suốt gần 1 năm qua, nhiều khách hàng đã đồng loạt khiếu nại về sản phẩm "Tâm an đầu tư" của Manulife được phân phối qua ngân hàng Sài Gòn - SCB. Trong đơn thư tố cáo, khách hàng cho rằng mình bị lừa đảo.
Cụ thể làkhi đến gửi tiền tại ngân hàng SCB, họ bị dụ dỗ hoặc tư vấn mập mờ gửi "tiết kiệm đầu tư để lãi hơn" nhưng sau đó tiền tiết kiệm lại bị “hô biến” thành bảo hiểm nhân thọ.
Trước cuộc khủng hoảng niềm tin của thị trường bảo hiểm vừa qua, nhất là tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm liên kết đầu tư khi tới gửi tiền hoặc vay vốn tín dụng, sổ tiết kiệm bị hô biến thành bảo hiểm nhân thọ, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc trước đó cho biết sẽ chấn chỉnh, xử lý nghiêm các doanh nghiệp sai phạm.
Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các nhà băng không được ép nhân viên bán bảo hiểm.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала