Cơ chế mua bán điện trực tiếp mãi vẫn chưa xong

© TTXVN - Trần Huy HùngTBA 500kV Vĩnh Tân điểm nút quan trọng giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo
TBA 500kV Vĩnh Tân điểm nút quan trọng giải tỏa công suất các nguồn năng lượng tái tạo - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Dù đã được chỉ đạo khẩn trương thực hiện nhiều lần trước đó, nhưng cơ chế mua bán điện trực tiếp vẫn chậm được ban hành.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện trực tiếp là rất quan trọng và cấp bách để triển khai thực hiện hiệu quả việc đầu tư phát triển nguồn điện, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, theo Tuổi Trẻ Online.
Tuy nhiên, đến nay cơ chế, chính sách này vẫn chậm được ban hành, chưa đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, yêu cầu bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiêm túc rút kinh nghiệm, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành nhiệm vụ.
Về cơ chế mua bán điện trực tiếp hiện đã có kinh nghiệm quốc tế, yêu cầu thực tế tại Việt Nam với căn cứ chính trị và căn cứ pháp lý. Trên cơ sở đó, ông Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương rà soát, làm rõ thẩm quyền ban hành hướng dẫn của bộ trưởng Bộ Công Thương, các nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ để khẩn trương hoàn thiện hồ sơ và dự thảo, thẩm định và ban hành theo đúng quy định.
Nhân viên công ty EVN (Vietnam Electricity) - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Đối phó nguy cơ thiếu điện trầm trọng, EVN đề xuất mua điện từ Lào
Đối với nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ động, phối hợp chặt chẽ với đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021" để đề xuất đưa vào nghị quyết giám sát chuyên đề nội dung này - là một trong những nhiệm vụ giải pháp cần làm ngay.
Bộ Công Thương được giao báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện nhiệm vụ trước ngày 25/10.
Trước đó, theo thông cáo báo chí ngày 5/10 của Văn phòng Chính phủ, tại Nghị quyết 164/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, Bộ Công Thương được giao khẩn trương hoàn thiện và trình cơ chế mua bán điện trực tiếp.
Liên quan đến cơ chế này, vào tháng 8/2023 sau hơn 6 năm xây dựng và lấy ý kiến dự thảo, Bộ Công Thương có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ việc nghiên cứu xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) giữa các đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Tại dự thảo này, Bộ Công Thương đề xuất 2 trường hợp mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn thuộc nhóm sản xuất với 2 nhóm chính.
Trong đó, trường hợp 1 là mua bán điện qua đường dây riêng do tư nhân đầu tư. Đơn vị phát điện và khách hàng sử dụng điện lớn khi mua bán điện không bị giới hạn về các điều kiện như công suất, sản lượng, cấp điện áp đấu nối, mục đích sử dụng điện.
Năng lượng xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Lợi ích và thách thức
Giá bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng điện lớn được thực hiện theo quy định tại Quyết định 1062 ngày 4.5 (giá bán lẻ điện bình quân 1.920,3732 đồng/kWh) và các thông tư của Bộ Công Thương.
Trong tương lai, đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió có thể bán điện trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu, không phải thông qua đơn vị bán lẻ là EVN.
Trường hợp thứ 2 là mua bán điện thông qua hệ thống lưới điện quốc gia giữa đơn vị phát điện và khách hàng. Bên phát điện và bên mua điện vẫn phải thông qua đơn vị bán lẻ điện (hiện EVN đang nắm độc quyền), có nghĩa người mua và người bán không giao dịch trực tiếp với nhau như trường hợp trên.
Điều kiện với người mua và người bán trong trường hợp này là đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện gió, hoặc điện mặt trời phải đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và có công suất từ 10 MW trở lên.
Các khách hàng sử dụng điện lớn là các tổ chức, cá nhân đang mua điện phục vụ cho mục đích sản xuất từ cấp điện áp từ 22 kV trở lên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала