Сhính sách quốc phòng “4 không” đang cô lập Việt Nam?

© Sputnik / Kirill Kallinikov / Chuyển đến kho ảnhCác quân nhân của đội tuyển Việt Nam trước thềm trận đua bán kết của cuộc thi xe tăng Tank Biathlon 2022 tại thao trường huấn luyện quân sự Alabino, Tỉnh Matxcova.
Các quân nhân của đội tuyển Việt Nam trước thềm trận đua bán kết của cuộc thi xe tăng Tank Biathlon 2022 tại thao trường huấn luyện quân sự Alabino, Tỉnh Matxcova. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong bối cảnh thế giới hội nhập sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã và đang chủ trương thực hiện chính sách quốc phòng “4 không”. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc thực hiện chính sách này khiến Việt Nam đang “tự cô lâp” mình trên trường thế giới. Liệu điều này có đúng?
Sputnik phỏng vấn Đại tá - PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc Phòng Việt Nam, về vấn đề này.

Chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam bao gồm: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Sputnik: Xin chào Đại tá - PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà! Trong chính sách quốc phòng “4 không”, Việt Nam xác định là không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không tham gia liên minh quân sự. Liệu Việt Nam đang tự cô lập mình hay không?
Đại tá - PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà:
Tôi cho rằng, chính sách quốc phòng “4 không” của Việt Nam hiện nay phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam, phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam.
Nếu Việt Nam liên minh hay cho phép các quốc gia khác đặt liên minh quân sự tại đây thì rõ ràng phải có sự phụ thuộc vào nhau trong đường lối đối ngoại và cả các lĩnh vực khác.
Trong khi đó, chủ trương của Việt Nam là chủ trương hòa bình, không chủ động tấn công bất cứ ai và xây dựng thực lực quân sự mạnh để bảo vệ độc lập chủ quyền.
Tại sao lại có chính sách quốc phòng “4 không” nêu trên? Từ thực tiễn lịch sử cho thấy, nếu chúng ta liên minh với một nước này để chống lại một nước khác hay tham gia vào một liên minh quân sự thì có thể Việt Nam sẽ có một chỗ dựa hợp tác quân sự. Nhưng điều này đồng nghĩ với việc, Việt Nam đặt mình vào một bên đối đầu với bên kia.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2023
Trung Quốc hy vọng Mỹ và Việt Nam không dùng tâm lý Chiến tranh Lạnh khi phát triển hợp tác quân sự
Trong lịch sử kháng chiến chống xâm lược thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chiến tranh biên giới Tây Nam và sau này là chiến tranh biên giới phía Bắc, Việt Nam lúc đó rất cần sự giúp đỡ viện trợ của bên ngoài nhưng Việt Nam không liên minh. Nếu liên minh sẽ có nhiều ràng buộc. Việt Nam cần sự viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài để tự đối phó với kẻ thù xâm lược.
Trước xu thế hợp tác đa phương hiện nay, Việt Nam tiếp tục khẳng định thông điệp: “Là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới”. Điều này xuất phát từ chính sách hòa bình, đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và từ thực tiễn lịch sử trong hàng chục năm qua của Việt Nam.
Chính sách quân sự “4 không” mà Việt Nam đang áp dụng là hoàn toàn phù hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Thủ tướng Việt Nam nêu con đường duy nhất cho hoà bình ở Trung Đông
Sputnik: Xét ở một khía cạnh, liên minh quân sự sẽ tạo ra nhiều đồng minh hơn, khi đó sức mạnh quân sự cũng được tăng cường. Vậy Việt Nam làm thế nào để vừa nhất quán quan điểm, vừa hài hòa quan hệ hợp tác quân sự với các nước khác?
Đại tá - PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà:
Đây là chính sách quân sự mà Việt Nam đã và đang thực thi trong bối cảnh thế giới đang hội nhập quốc tế sâu rộng. Thực tế cho thấy, chính sách quân sự “4 không” đã mang lại hiệu quả và tiếp tục thực hiện chính sách này.
Quan trọng nhất là Việt Nam làm cho các nước trên thế giới và trong khu vực hiểu rõ “Việt Nam không đứng về một bên nào”. Đây là chính sách đối ngoại “làm bạn với tất cả các nước và là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng”.
Chính sách quốc phòng của Việt Nam là phải bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, xây dựng lực lượng quân sự mạnh để phòng thủ đất nước, không phải để tấn công.
Lịch sử đã chứng minh rằng, dân tộc Việt Nam không chịu thua bất cứ lực lượng quân sự nào, kể cả mạnh nhất, không cần liên minh mà vẫn chiến thắng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Bạch Ngọc Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam
Ví dụ, Mỹ và Trung Quốc rất muốn lôi kéo Việt Nam trong khu vực, đặc biệt trên Biển Đông. Nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc thì Mỹ sẽ gây khó khăn vì Mỹ cũng có đường lối chiến lược tại đây. Ngược lại, nếu Việt Nam ngả về phía Mỹ trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, Trung Quốc sẽ không đồng tình và gây khó khăn cho Việt Nam. Vậy tại sao Việt Nam phải đi theo một liên minh nào?
Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chủ trương đối ngoại “thêm bạn, bớt thù”. Việt Nam không thấy mối nguy cơ nào vì bản thân Việt Nam không tạo ra bất cứ nguy cơ nào, vậy tại sao lại phải liên minh?
Trong thời điểm hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, làm bạn với các nước và là thành viên tích cực có trách nhiệm. Thế giới đánh giá cao chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Việt-Trung không quên tình hữu nghị truyền thống, cùng tiếp bước trên con đường XHCN
Sputnik: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” lần thứ ba diễn ra tại Trung Quốc. Liệu vấn đề Biển Đông có được Việt Nam đề cập tại Diễn đàn lần này không, thưa ông?
Đại tá - PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà:
Tôi cho rằng, vấn đề Biển Đông sẽ không được đề cập tại diễn đàn lần này. Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” lần thứ ba chủ yếu bàn về kinh tế. Mặc dù đằng sau Diễn đàn này là vấn đề địa chính trị, nhưng Trung Quốc muốn tổng kết chặng đường 10 năm Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Trung Quốc muốn mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh tế đồng thời là quyền lực mềm của mình trên toàn thế giới. Trung Quốc tự xác định mình là một “siêu cường”, có trách nhiệm với thế giới và có nền kinh tế chỉ đứng sau Mỹ. Vì vậy, họ không thấy có lý do gì để bản thân là một cường quốc khu vực và phải là một cường quốc trên thế giới.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng phát biểu tại phiên họp cấp cao với chủ đề “Kinh tế số - Động lực mới của tăng trưởng”. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2023
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhận định về “Vành đai và Con đường”
Diễn đàn “Vành đai và Con đường” quy tụ hơn 20 nguyên thủ trên toàn thế giới. Việc Việt Nam tham dự Diễn đàn lần này đầu tiên phải nhấn mạnh đến lợi ích kinh tế. Bên cạnh đó, trên cơ sở giải quyết những vấn đề kinh tế, Việt Nam sẽ từng bước giải quyết vấn đề mà hai bên còn có những bất đồng.
Khi các vấn đề trên được giải quyết, Trung Quốc sẽ thấy được thiện chí của Việt Nam khi tham gia các hoạt động khác.Tuy nhiên, việc tham gia các hoạt động này phải dựa trên lợi ích dân tộc và đánh giá của các bên khác mà không tham gia có tác động ra sao, thì Việt Nam cũng phải cân nhắc.
Sputnik: Xin cảm ơn Đại tá - PGS. TS Nguyễn Mạnh Hà!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала