Обстрел зданий в палестинском городе Газа - Sputnik Việt Nam, 1920
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Chuyên gia giải thích vì sao Mỹ cần thành lập chính phủ lâm thời ở Dải Gaza

© AP Photo / Evan VucciTổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Tổng thống Joe Biden gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Đăng ký
Moskva (Sputnik) - Mỹ đóng vai trò gần như là trung gian hòa giải trong xung đột Palestine-Israel, sáng kiến của Washington nhằm thành lập chính phủ lâm thời ở Dải Gaza có thể được hoan nghênh nếu như đây không phải là một chiêu trò khác, chuyên gia quốc tế, giám đốc Viện quốc tế các quốc gia mới, ông Alexey Martynov nói với Sputnik hôm thứ Bảy.
Trước đó, Bloomberg dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ và Israel đang thảo luận về khả năng thành lập chính phủ lâm thời ở Dải Gaza với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và các nước Ả Rập.
“Trong chương trình nghị sự tiêu cực như vậy, Mỹ đóng vai trò gần như là người hòa giải, người tạo ra hòa bình và điều tiết",- ông Martynov nói.
Ông nói thêm rằng nếu sáng kiến của Hoa Kỳ và Israel nhằm thành lập chính phủ lâm thời ở Dải Gaza là “bước đầu tiên mang tính quyết định hướng tới thực hiện nghị quyết số 181 về việc thành lập nhà nước Do Thái, thì sáng kiến như vậy chỉ có thể được hoan nghênh.”

“Nếu chúng ta lại nói về thủ đoạn bóp méo ý nghĩa và không thực hiện nghị quyết này, thì đây là bước đi theo một hướng khác khiến chiến tranh bùng phát trở lại ở Trung Đông” - chuyên gia Martynov lưu ý.

Xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo cho Gaza đã bắt đầu tiến vào khu vực này qua trạm kiểm soát Rafah - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên đến Dải Gaza thông qua trạm kiểm soát Rafah
Theo ông Martynov, nếu như nghị quyết số 181 được thực hiện đúng thời hạn thì sẽ có “hòa bình lâu dài và không có xung đột” ở Trung Đông, còn Israel từ lâu đã trở thành “Thụy Sĩ của Trung Đông và sẽ quên mất chiến tranh là gì.”
"Nhưng Washington cần cuộc chiến tranh xảy ra ở đây. Vì vậy, ở đây đang có chiến tranh", ông Martynov nói.

Vì sao Mỹ cần vai trò hòa giải?

Ông Martynov cho rằng “giải tỏa” cuộc xung đột Palestine-Israel do Washington kích động là nỗ lực nhằm tham gia cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, sẽ được tổ chức vào năm 2024. Theo chuyên gia này, chiến dịch tranh cử tổng thống của đương kim lãnh đạo Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu “trên làn sóng ổn định Trung Đông”.
“Biden không thể can thiệp vào chương trình nghị sự trong nước; trong chương trình nghị sự đối ngoại, cuộc chiến Ukraina đã không đạt được kỳ vọng: nó rất tốn kém và hiệu quả không như mong đợi, người Nga không bị sụp đổ, mặc dù ý tưởng là như vậy. Vậy thì Ông ta còn gì nữa? Chỉ còn Trung Đông mà thôi”, ông Martynov lưu ý.
Cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Cựu Tổng thống Trump: Mỹ đang tiến tới thế chiến ba vì sự lãnh đạo của Biden

Sự khác biệt giữa lập trường của Nga và Trung Quốc so với phương Tây

Chuyên gia Martynov cho rằng, nếu chúng ta nhìn rộng hơn vào cuộc xung đột Palestine-Israel, các phát ngôn của Biden và chính quyền của ông ta tương phản một cách thú vị với những gì đang được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố.
Ông Martynov nhấn mạnh rằng lập trường của Nga về vấn đề Palestine-Israel chưa bao giờ thay đổi trong nhiều thập kỷ qua.
"Mỹ và nhóm các nước phương Tây sau lưng Mỹ đang đề xuất một chương trình nghị sự quân sự và gần như một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba để cuối cùng tìm ra trong nhà có đôi dép của ai và trong nhà ai là người đứng đầu. Một nửa thế giới sẽ bị đốt cháy cũng không sao! Điều quan trọng là phải nhúng tay và bảo vệ ý tưởng dân chủ,” ông Martynov kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала