Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Mỹ nhận thấy những mối nguy hiểm gì trong hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông?

© Ảnh : U.S. Navy/Joe BishopBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Đăng ký
Cuối tuần trước, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xuất bản một tài liệu phân tích mang tên “Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” («Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China»).
Tài liệu này là một phần của loạt báo cáo thường niên nhằm cung cấp thông tin cho các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ. Văn bản có tính chất mở, đó là lý do tại sao xuất hiện nhiều bình luận trên báo chí sau khi được công bố. Từ nội dung bản báo cáo, có thể hiểu tại sao ngày nay Trung Quốc lại gây ra nỗi lo ngại đáng kể đối với Mỹ như vậy, nhà phân tích Piotr Tsvetov từ Sputnik viết trong bài báo của mình.

Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự nhanh hơn dự kiến

Mở đầu báo cáo, tác giả giới thiệu các mục tiêu chính thức công bố trong chính sách quốc phòng của giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay. Đó là bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của CHND Trung Hoa. Để làm điều này, quân đội Trung Quốc phải hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh để trở thành “đội quân đẳng cấp thế giới”, như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói. Nhưng tài liệu nói rõ ngay cả những mục tiêu này cũng chứa đựng đường hướng thù địch đối với Hoa Kỳ. Họ giải thích phát triển quân sự của Trung Quốc là nhằm đảm bảo để Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa có khả năng “chiến đấu và đánh bại đối thủ hùng mạnh nhất” là Hoa Kỳ.
Tác giả tham khảo các bài phát biểu của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc và các văn kiện của đảng và nhà nước khác đề ra nhiệm vụ xây dựng phát triển lực lượng vũ trang Trung Quốc. Chuyên gia Mỹ lưu ý vì mục đích này, Trung Quốc rất chú trọng đến việc sử dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất như kỹ thuật số lớn, trí tuệ nhân tạo và vũ khí không gian. Đồng thời, tốc độ hiện đại hóa quân đội và hải quân rõ ràng vượt xa kế hoạch đặt ra.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Biển Đông
Thái độ mới của Philippines trong cạnh tranh địa chiến lược Trung – Mỹ tại Biển Đông
Quân đội Mỹ lo ngại việc Hải quân Trung Quốc có nhiều hơn Hải quân Mỹ tới 370 tàu, Không quân Trung Quốc lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến năm 2030 Trung Quốc sẽ có 1000 đầu đạn hạt nhân (hiện nay là 500 đầu đạn). Các nhà phân tích Lầu Năm Góc đánh giá lực lượng tên lửa của Trung Quốc đủ khả năng răn đe Mỹ.
Các tác giả không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc sở hữu vũ khí sinh học hoặc hóa học, nhưng để giữ cho độc giả sợ hãi, họ đưa ra kết luận theo cách hư cấu: "Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể sở hữu những khả năng cần thiết để tiến hành chiến tranh hóa học và sinh học, gây ra mối đe dọa cho các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, đồng minh, đối tác, cho các hoạt động quân sự và dân thường".
Quân đội Mỹ cũng tỏ ra lo ngại về mối quan hệ của Trung Quốc với Nga, đặc biệt trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt đang diễn ra ở Ukraina. Nhưng rõ ràng các chuyên gia Mỹ chưa hoàn toàn hiểu rõ về vấn đề này. Vì vậy, báo cáo của họ đưa ra giả định: Bắc Kinh “có thể tìm cách cân bằng quan hệ đối tác chiến lược với Nga trong khi tránh những tổn thất về danh tiếng hoặc kinh tế có thể phát sinh từ việc hỗ trợ Nga”.

Trung Quốc hành xử như thế nào ở Biển Đông

Báo cáo có phân tích về hành động của Bắc Kinh ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới, nhưng chủ yếu đề cập đến biển Đông và eo biển Đài Loan. Đây là bằng chứng cho thấy hai điểm nóng này có tầm quan trọng đặc biệt đối với chiến lược quân sự của Mỹ hiện nay. Tài liệu lưu ý phía Trung Quốc đe dọa các nước khác trong khu vực như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Australia trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Năm 2022, các tàu quân sự và dân sự Trung Quốc có mặt trong vùng lãnh hải tranh chấp, gần rạn san hô Scarborough và đảo Thị Tứ. Trong năm 2022, Trung Quốc thực hiện một số hành động quân sự chống lại Philippines ở Biển Đông. Ví dụ như cắt dây kéo tàu Hải quân Philippines, thực hiện các động tác nguy hiểm khi áp sát tàu Philippines.
Việc phía Trung Quốc ngày càng dùng đến biện pháp đe dọa đối thủ được chứng minh bằng một thực tế khác có trong tài liệu: trong các năm 2021, 2022 và đầu năm 2023, các phi công quân sự Trung Quốc thực hiện các động tác khiêu khích hơn 180 lần, bay gần máy bay quân sự Mỹ trên bầu trời Thái Bình Dương.
Tàu BRP Gregorio del Pilar của Hải quân Philippines ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
Biển Đông
Philippines đổ lỗi cho Trung Quốc về vụ va chạm tàu ở Biển Đông
Nhìn chung, Washington hiểu rõ chiến lược của Trung Quốc chống lại khả năng bị khiêu khích từ nước ngoài bao gồm trong đó nhiệm vụ hạn chế khả năng hiện diện của Mỹ ở khu vực Hoa Đông và Biển Đông.
Báo cáo của Lầu Năm Góc đủ gây lo ngại cho các nhà lập pháp Hoa Kỳ, tức là những người mà tài liệu hướng đến đến. Bây giờ quân đội có thể yêu cầu Quốc hội Mỹ tăng chi tiêu quốc phòng. Hơn nữa, có rất ít hy vọng về sự cạnh tranh hòa bình giữa hai cường quốc. Theo báo cáo của quân đội Mỹ, mọi nỗ lực của họ vào năm ngoái và năm nay nhằm thiết lập đối thoại với quân đội Trung Quốc đều thất bại và Bắc Kinh luôn từ chối.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала