Ở Việt Nam đề xuất tăng lương, giảm giờ làm

© Ảnh : TTXVN - Bùi Doãn TấnĐại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Phạm Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Phạm Trọng Nghĩa phát biểu ý kiến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Đăng ký
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa của Đoàn Lạng Sơn đề nghị sớm tăng lương tối thiểu cũng như giảm giờ làm cho người lao động.
Cụ thể, ông Nghĩa đề xuất giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần như trong khu vực công.

Đề xuất giảm giờ làm trong doanh nghiệp xuống 44 giờ mỗi tuần

Chiều 31/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Tại nghị trường, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn, ông Nghĩa cũng là Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học lập pháp, Viện Nghiên cứu lập pháp) cho biết, theo Sắc lệnh số 29 ngày 12/3/1947 quy định thời gian làm việc của công nhân không quá 48 giờ/tuần. Sắc lệnh cũng quy định, thời gian làm thêm không quá 100 giờ/năm.
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa cho rằng sau gần 80 năm độc lập, qua gần 40 năm đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, thế và lực của Việt Nam được nâng lên tầm cao mới nhưng thời giờ làm việc của người lao động khu vực tư không giảm trong khi thời giờ làm thêm đã tăng lên gấp 3 lần.
Ông Nghĩa nhấn mạnh, người lao động cần được quan tâm, được chia sẻ và phải được thụ hưởng tốt hơn từ những thành quả phát triển của đất nước.
Giai điệu thanh niên 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Dấu hiệu đáng lo ngại về thế hệ lao động tương lai của Việt Nam
Do đó, ông Nghĩa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/1 tuần như trong khu vực công (đã được thực hiện từ 1999).
“Đây cũng là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới”, Đài truyền hình Việt Nam dẫn lời ông Nghĩa khẳng định.

Thời gian làm việc của lao động Việt Nam được quy định thế nào?

Vnexpress dẫn báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2020 của Tổng cục Thống kê chỉ ra gần 41% lao động trên toàn quốc làm việc từ 40 đến 48 giờ mỗi tuần; 30,8% làm việc trên 48 giờ mỗi tuần.
Tỷ trọng lao động làm việc trên 48 giờ một tuần của nam cao hơn nữ (33,9% và 27,4%). Việt Nam có 7,5% lao động làm việc trên 60 giờ mỗi tuần, cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (9,3%).
Tại Điều 105 Luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ năm 2021 quy định, giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần.
Doanh nghiệp có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; nếu quy định giờ làm việc theo tuần thì không quá 10 giờ một ngày và 48 giờ một tuần.
Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động. Giờ làm thêm khống chế 40 giờ mỗi tháng, không quá 200 giờ mỗi năm. Doanh nghiệp khi tổ chức làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý, đảm bảo số giờ làm thêm không quá 50% giờ làm việc bình thường trong ngày.
Cán bộ, công chức, viên chức mong sớm cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.10.2023
Chuyện thật như đùa ở Việt Nam: "Bà tạp vụ có khi lương cao hơn kỹ sư ra trường..."
Nếu áp dụng giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng thời gian làm việc lẫn làm thêm không quá 12 tiếng mỗi ngày và không quá 40 giờ mỗi tháng.
Luật cũng mở rộng khung giờ làm thêm tối đa 300 giờ mỗi năm cho một số ngành nghề, như sản xuất gia công xuất khẩu hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất và cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước, diêm nghiệp, điện, điện tử.

Cần sớm tăng lương

Cũng trong phần phát biểu của mình tại nghị trường, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng tiền lương quốc gia tiến hành thương lượng sớm để tăng lương tối thiểu cho người lao động bảo đảm thực hiện từ 1/7/2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) cho biết, Nghị quyết Trung ương 8 đã quyết định chủ trương về cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Đây cũng là điều mong mỏi nhất đối với đội ngũ công chức, viên chức.
VTV dẫn lời đại biểu Tạo cho hay, từ kinh nghiệm trước đây có thể thấy, những tiêu cực xã hội có nguyên nhân rất lớn là thu nhập không bảo đảm dẫn đến những hành vi không chuẩn mực như tham nhũng vặt hay gây sách nhiễu để đạt được mục đích gì đó. Khi tiến hành xử lý kỷ luật đã phát hiện một nguyên nhân lớn và hết sức quan trọng, đó là liên quan đến thu nhập.
ĐBQH dẫn chứng, một sinh viên ra trường với thời gian học tập 6-7 năm của ngành y hay hơn 4 năm với một cử nhân các ngành bình thường ra, nhưng lương chỉ 3 - 3,5 triệu đồng.

“Lương như vậy thì làm sao để sống tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh”, ông Tạo trăn trở và cho rằng, cải cách tiền lương lần này sẽ xác định đề án vị trí việc làm, theo đó, tuyển vào công việc gì, vị trí nào thì được hưởng lương mức nào. Đặc biệt, lương chính, lương cứng sẽ phải đảm bảo được 70% và 30% là chi cho những nhiệm vụ khác.

ĐBQH nhấn mạnh, lương, mức độ thưởng, mức độ phân công công việc đảm bảo công bằng. Trong đó, có 10% chi thưởng để ai làm tốt sẽ được thưởng. Từ đó tạo ra sự công bằng trong thu nhập của những lao động cùng nhóm.
Theo ĐBQH, cải cách tiền lương sẽ là một luồng chính sách tạo dựng sự an tâm rất lớn cho các cán bộ, công chức hiện nay.
Mưa lớn làm Tỉnh lộ 675 đi từ huyện Sa Thầy về thành phố Kon Tum bị ngập, nước tràn vào cánh đồng Đồi 18 thuộc thôn 2 xã Kroong (thành phố Kon Tum) làm nhiều diện tích lúa vừa gieo nơi đây bị ngập, có nguy cơ mất trắng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
401 cán bộ bảo vệ rừng ở Kon Tum xin nghỉ việc
Báo cáo của Chính phủ cho biết, hiện nay đã có nguồn lực chuẩn bị cho cải cách tiền lương, khoảng 560.000 tỷ đồng cho lộ trình từ nay đến năm 2026. Theo đó, khi áp dụng cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, Việt Nam cũng đã có nguồn lực và sự chuẩn bị để triển khai đồng bộ. Từ đó, tạo một hiệu ứng lớn cho xã hội.
Ông Tạo nhấn mạnh, cùng với cải cách tiền lương, bộ máy Nhà nước sẽ tính đến việc tinh giản biên chế sao cho gọn nhẹ và phát huy từng cá nhân một. Từ đó, bảo đảm vị trí việc làm, đúng người đúng việc, đúng hưởng thụ. Để thực hiện phải có sự chuẩn bị kỹ, phải tiến hành rà soát lại lực lượng lao động, để sắp xếp lại vị trí việc làm, ai ở vị trí nào sẽ được hưởng mức lương đó.
“Điều này tạo một sân chơi rất công bằng. Từ đó, sẽ thu hút được một lực lượng lao động có trí tuệ và lực lượng lao động trẻ sẽ tham gia vào guồng máy của các đơn vị công lập, cũng như các đơn vị quản lý Nhà nước hiện này”, ĐBQH nêu ý kiến.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала