Doanh nghiệp Việt "làm thì lỗ mà không làm thì phá sản"

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNQuốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
Quốc hội tiếp tục thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 1/11, các đại biểu thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023. Dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) nêu quan điểm với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình đường bộ cao cấp.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có trên 3.000km đường cao tốc, phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng ví "đất nước ta như đại công trường".
Tuy nhiên, việc cấp phép khai thác vật liệu từ các địa phương còn mất nhiều thời gian, ngay cả những khu vực mỏ vật liệu quy hoạch được giao cho nhà thầu để thực hiện, nhưng thủ tục cấp phép khai thác cũng rườm rà, rắc rối, tình trạng găm hàng, nâng ép giá vật liệu đang diễn ra nhiều nơi.
"Doanh nghiệp chơi vơi giữa dòng giá, làm thì lỗ mà không làm thì phá sản. Dù đã có nhiều biện pháp nhưng dường như chưa đủ mạnh và hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo điều chỉnh định mức, rút gọn đơn giản thủ tục khai thác mỏ vật liệu, sớm đưa vật liệu mới vào thay thế", đại biểu Thắng phân tích.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đầu tư đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Do vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần quyết liệt hơn nữa trong việc chỉ đạo điều chỉnh các định mức phù hợp, rút gọn đơn giản thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu, thúc đẩy nhanh việc nghiên cứu đánh giá tác động, sớm đưa sử dụng các vật liệu mới thay thế để có thêm ngày càng nhiều kilomet đường bộ cao tốc.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, một số đường bộ cao tốc chỉ có hai làn xe, chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, chưa đồng bộ về hạ tầng phụ trợ, chưa đầu tư trạm dừng nghỉ, trạm xăng dầu, cùng các dịch vụ khác nên đường bộ cao tốc không hấp dẫn các phương tiện tham gia. Việc kết nối các trục đường ngang dọc với đường bộ cao cấp chưa phát huy bổ trợ lẫn nhau. Vì vậy, đại biểu đề nghị Chính phủ cần kiểm tra, đánh giá sát đúng thực trạng nhưng bất cập hệ thống đường bộ cao tốc hiện có; khẩn trương cho mở rộng những tuyến đường chật hẹp hai làn xe; sớm ban hành các quy định chỉ đạo sát sao về quản lý, khai thác công trình nhằm phát huy hiệu quả đầu tư.

Việc mua bán vật tư y tế đang "rất rối"

Cũng trong phiên họp hôm nay, liên quan đến vấn đề chậm trễ cung ứng thuốc thời gian qua, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) cho biết hiện nay việc đấu thầu, mua sắm thuốc đã được cải thiện, đã chia được nhóm chính hãng và thông thường. Các bệnh viện đã mua được thuốc tốt, không còn hiện tượng phải mua thuốc ngoài.
Tuy nhiên việc mua bán vật tư y tế đang "rất rối". Theo ông Hiếu, nguyên nhân là có quá nhiều quy định pháp luật, khó đưa ra quyết định mua sắm để đáp ứng quy định của nhiều bộ, ngành khác nhau.
Ngoài ra đại biểu cũng cho rằng việc cấp phép nhập khẩu, cho phép sử dụng các dụng cụ y tế mới ở Việt Nam vẫn bế tắc.
"Bản thân tôi cũng phải mang bệnh nhân ra nước ngoài để chữa vì không có dụng cụ nhập khẩu dễ dàng vào Việt Nam. Các hãng lớn nhìn thấy các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian để được cấp phép đều lắc đầu ngao ngán. Có công ty không định hướng phát triển, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam", ông Hiếu nói.
Phường trong bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Bộ Y tế đề xuất gì với Chính phủ để tháo gỡ thực trạng thiếu vật tư y tế trầm trọng?
Bệnh viện cấp tỉnh còn khó khăn nhiều hơn vì quá nhiều khâu phê duyệt, kiểm tra, nên việc mua sắm phụ thuộc vào sở y tế, tài chính, UBND, tình trạng "sợ trách nhiệm dẫn đến tâm lý trì hoãn, hồ sơ để trên bàn không đọc, hết hạn tìm vài lỗi nhỏ để trả về cơ sở".
"Cứ thế hết thời gian thẩm định, việc lại trở về vạch số 0, cuối cùng chúng ta không có hàng sử dụng cho người bệnh", ông Hiếu nói và đề nghị giao trách nhiệm cho người sử dụng sản phẩm đấu thầu, giao bệnh viện quyền, chịu trách nhiệm trước pháp luật, người bệnh.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng rất nhiều hãng chất lượng không tốt vẫn vượt qua "khe cửa hẹp" để trúng thầu với giá rẻ. Vì vậy, ông Hiếu cho rằng cần đẩy mạnh tiêu chí bảo hành, chuyển giao kỹ thuật, phân nhóm, chỉ có hãng chất lượng tốt mới chấp nhận bảo hành, bảo trì lên đến 5 năm kèm theo các điều khoản đào tạo chuyển giao. Nếu các tiêu chí này được pháp luật khuyến khích bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành y tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала