Lo thuế tối thiểu toàn cầu có thể khiến các nhà đầu tư rời sản xuất khỏi Việt Nam

© TTXVN - Bùi Doãn TấnBộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2023
Đăng ký
Một số ĐBQH lưu ý, cùng với việc áp thuế tối thiểu toàn cầu, cần có thêm chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư vào Việt Nam, tránh tình trạng rút vốn, chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Việt Nam.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, việc thu bổ sung thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết, bởi nếu Việt Nam không thu thuế này thì các nước khác cũng thu, như thế sẽ mất khoản thuế khoảng 14.600 tỷ đồng.

Nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo đảm bảo lợi ích của mỗi bên

Theo VOV, sáng 10/11, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Phát biểu tại buổi làm việc, đại biểu Nguyễn Vân Chi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách, ĐBQH tỉnh Nghệ An cho biết, nghị quyết này nhằm mục tiêu xử lý về nhu cầu chính sách cho các nhà đầu tư hiện hành nước ngoài tại Việt Nam thuộc diện điều chỉnh của các quy định của OECD về thuế tối thiểu toàn cầu.
Theo đại biểu, cần có những quy định, chính sách pháp lý để các nhà đầu tư có thể thực hiện được nghĩa vụ thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam. Nhìn từ góc độ như vậy, nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong dự thảo Nghị quyết này.
Đầu tiên, đó làm chưa làm rõ cơ chế thuế đối với các nhà đầu tư mới vào Việt Nam sau khi Nghị quyết này được ban hành và có hiệu lực.
"Nếu theo quy định trong dự thảo hiện tại cũng như pháp luật về thuế hiện hành, khi vào thị trường, các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi, tuy nhiên, vẫn phải nộp lại 15%, đây là điều không hợp lý mà dự thảo Nghị quyết này cần phải giải quyết", - đại biểu Nguyễn Vân Chi nói.
Tiếp theo, về khả năng khiếu kiện, với các nhà đầu tư hiện nay đang được hưởng ưu đãi miễn giảm, có những ưu đãi miễn giảm rất lớn. Nếu thu thêm thuế tối thiểu toàn cầu để đảm bảo mức đánh thuế với họ là 15% thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư.

"Lợi ích của nhà đầu tư hiện nay đang được bảo đảm không chỉ bởi điều khoản về đảm bảo đầu tư, tức điều khoản quy định bất hồi tố đối với các ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư, mà quan trọng hơn là được bảo đảm bằng các hiệp định, thỏa thuận, cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư song phương và đa phương. Đề nghị cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo tính toán hết các khả năng có thể xảy ra, đảm bảo lợi ích của mỗi bên trong giao dịch", - đại biếu lưu ý.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2023
Vì sao phải giữ bảo hiểm bắt buộc với xe máy?

Cần thêm chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư

Về phần mình, đại biểu Vũ Tuấn Anh, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho rằng, việc thu bổ sung thuế tối thiểu toàn cầu là cần thiết, vì nếu Việt Nam không thu thì nước khác cũng thu, và như vậy thì sẽ mất khoản thuế khoảng 14.600 tỷ đồng.
Về bản chất, thu thuế tối thiểu toàn cầu nghĩa là với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được hưởng thuế suất ưu đãi 10%, sẽ phải nộp thêm khoản thuế bổ sung để đủ mức thuế 15%. Như vậy, ưu đãi về thuế cho số doanh nghiệp này sẽ bị giảm đi so với trước.
Do đó, đại biểu kiến nghị, đi kèm với cơ chế áp thuế tối thiểu toàn cầu, cần nghiên cứu ban hành thêm chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư. Trong khi đó, Chính phủ hiện nay chưa trình cơ chế này.

"Nếu các nhà đầu tư nước ngoài chỉ thấy Việt Nam tăng thu, mà không hỗ trợ trở lại, họ có thể rút vốn, chuyển bớt đầu tư sang nước khác", - VOV dẫn phát biểu của đại biểu Tuấn Anh.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý OECD đang có chính sách chống chuyển lợi nhuận sang nước "thiên đường thuế" (thuế suất thấp). Do đó, việc lấy trực tiếp khoản thu thêm để hỗ trợ doanh nghiệp là không khả thi, sẽ vi phạm quy định của tổ chức này.
"Đây là vấn đề khó, cần nghiên cứu kỹ để không ảnh hưởng đầu tư, thu hút đầu tư của Việt Nam, vừa đảm bảo giữ chân nhà đầu tư cũ và khuyến khích nhà đầu tư mới rót vốn", - đại biển đoàn Phú Thọ lo ngại.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội, cho rằng nếu thu thuế bổ sung thì cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, để nhà đầu tư thấy họ không còn được hưởng ưu đãi thuế thì sẽ có các ưu đãi khác giúp giảm chi phí.
Công ty TNHH Luxshare - ICT - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2023
Đối tác của Apple đầu tư thêm 330 triệu USD mở rộng sản xuất ở Việt Nam
Tuy nhiên, trong dự thảo, nếu nhà đầu tư yêu cầu ưu đãi, thì giao Chính phủ nghiên cứu, quy định chi tiết. Về điểm này, đại biểu nhận thấy quy định như vậy là không đảm bảo tính chắc chắn. Lý do, nhà đầu tư muốn đầu tư ở Việt Nam nhưng họ không nhìn thấy gì ưu đãi hơn nữa.
"Dự thảo Nghị quyết cần nêu thế nào để đưa ra được tín hiệu này, giao Chính phủ nghiên cứu phương án ưu đãi cụ thể. Đây là động thái cho nhà đầu tư biết rằng họ sẽ được hưởng thêm các chính sách khác khi áp thuế tối thiểu toàn cầu", - đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Đồng tình với tờ trình của Chính phủ, đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên) đánh giá, dù Việt Nam có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp FDI như thế nào đi nữa (dưới 15%) thì các quốc gia khác cũng sẽ thu phần chênh lệch khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Vì lẽ đó, cần áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu như một loại thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp. Loại thuế này cũng không mâu thuẫn với quy định về bảo hộ đầu tư và các quy định khác mà Việt Nam đã ký kết.
Tuy nhiên, do thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung là khoản thuế mới và chưa được quy định trong luật, nữ đại biểu đề nghị Quốc hội cần ban hành Nghị quyết này để phù hợp với chủ trương chung, tăng cường hội nhập quốc tế, hạn chế được hiện tượng trốn thuế, tránh thuế, chuyển giá, chuyển lợi nhuận.
Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
3 cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng doanh nghiệp FDI

Việt Nam cần áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu

Trước đó, trong sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Theo đó, thuế tối thiểu toàn cầu không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không áp dụng vẫn phải chấp nhận việc các quốc gia khác áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam, mà được hưởng mức thuế suất thực tế tại Việt Nam thấp hơn mức tối thiểu toàn cầu 15%, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tờ trình của Chính phủ khẳng định cần áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu.
Trình bày báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh khẳng định, các quy định về việc áp dụng Thuế Tối thiểu toàn cầu của OECD được OECD đề xuất và bắt đầu áp dụng từ kỳ tính thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2024.
"Nếu Việt Nam không nội luật hoá các quy định về thuế này, các nước xuất khẩu đầu tư sẽ được thu khoản thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung cho đủ mức 15% đối với các công ty đa quốc gia có dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đang nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp thực tế dưới 15%", - ông Mạnh nhắc lại.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách dẫn chứng báo cáo của Chính phủ về tác động của Thuế tối thiểu toàn cầu, có khoảng 122 tập đoàn FDI tại Việt Nam thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết với tổng số thuế Thu nhập doanh nghiệp với số nộp bổ sung là 14.600 tỷ đồng/năm.
Chính vì vậy, để giữ quyền đánh thuế của Việt Nam trong bối cảnh các nước xuất khẩu đầu tư sang Việt Nam sẽ thực hiện thuế Tối thiểu toàn cầu từ kỳ tính thuế TNDN năm 2024, đa số ý kiến trong Uỷ ban Tài chính ngân sách cho rằng, cần thiết phải ban hành một văn bản pháp luật để tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thuộc diện điều chỉnh của thuế Tối thiểu toàn cầu có thể kê khai thuế Thu nhập doanh nghiệp bổ sung tại Việt Nam thay vì để họ nộp khoản thuế bổ sung này tại nước mẹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала