Intel, Samsung, Foxconn không dại gì rút khỏi Việt Nam

© AP PhotoIntel
Intel  - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2023
Đăng ký
Những “ông lớn” trong ngành sản xuất chip bán dẫn thế giới như Intel, Samsung hay Foxconn không dại gì mà không đầu tư tại Việt Nam, theo GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài.
VietnamFinance dẫn ý kiến của GS. TSKH Nguyễn Mại cho biết, lý do Intel rút dự án mở rộng nhà máy chip 1 tỷ USD không phải xuất phát từ Việt Nam.

Thiếu điện hay vấn đề thủ tục không phải là lý do để Intel rút dự án

GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), cho rằng thông tin Intel gác lại kế hoạch đầu tư thêm 1 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam “do thiếu điện và thủ tục hành chính” là không có căn cứ.

“Việc Việt Nam thiếu điện vào mùa hè năm nay là đúng nhưng đó không phải là lý do khiến Intel rút dự án này”, - VietnamFinance dẫn lời GS. Mại.

Theo chuyên gia, hạ tầng các khu công nghiệp Việt Nam hiện rất tốt, nhất là các khu công nghiệp công nghệ cao như khu công nghiệp công nghệ cao TP. HCM, thậm chí nơi Intel đặt nhà máy lại càng tốt hơn.
Các khu công nghiệp, khu công nghiệp cao hiện nay đều có hạ tầng điện, truyền tải điện rất tốt. Việt Nam cũng có chính sách ưu tiên điện cho các doanh nghiệp lớn an tâm sản xuất.
Do đó, việc thiếu điện có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, một số ngành nghề dịch vụ, còn với những nhà máy, sản xuất nằm ở khu công nghiệp thì không bao giờ thiếu điện. Do vậy, nhận định này không đúng.
Còn về vấn đề thủ tục rườm rà, GS. TSKH Nguyễn Mại khẳng định, đúng là vẫn có một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức thực thi chính sách sách nhiễu, tạm gọi là “tham nhũng vặt”, nhưng tình trạng này không phải là tất cả.
Intel tại TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2023
Vì sao Intel gác kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam?
Trên thực tế, từ khi Intel bắt đầu kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam hồi năm 2006, doanh nghiệp này đã nhận được một số “đặc quyền” chính sách chưa từng có. Do đó, cả Intel và nhiều doanh nghiệp FDI lớn khác đều đánh giá rất cao môi trường đầu tư tại Việt Nam. Chưa kể, thời gian qua, Việt Nam đã rất cố gắng trong việc cải cách thủ tục hành chính, tinh giản bộ máy nhà nước,...
“Việt Nam đang rất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Những cải cách này được nhiều Tập đoàn lớn và ngay cả Intel cũng đánh giá rất cao. Như vậy, luận điểm thủ tục hành chính rườm rà cũng không đúng”, - vị chuyên gia kết luận.
Do đó, theo ông Mại, lý do khiến Intel rút dự án mở rộng nhà máy 1 tỷ USD không phải xuất phát từ Việt Nam, mà bắt nguồn từ khó khăn của chính doanh nghiệp này, khi phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ như AMD hay Nvidia.
“CEO của Intel đang tham gia vào một ván cược đánh đổi bằng cả sự nghiệp. Ông ta hiểu rất rõ phải có những hành động thật nhanh để Intel không trở thành đại gia công nghệ tiếp theo của Mỹ bị các đối thủ bỏ lại phía sau”, - Chủ tịch VAFIE nói thẳng.

Việt Nam và con “át chủ bài” đất hiếm

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, nhiều “ông lớn” trong ngành sản xuất chip bán dẫn như Intel, Samsung hay Foxconn thật ra “không dại gì” mà không đầu tư tại Việt Nam. Lý do, Việt Nam đang nắm giữ “chiếc chìa khóa vàng” của ngành bán dẫn, đó là đất hiếm.
“Việt Nam có trữ lượng đất hiếm rất lớn, đây là một nguyên liệu bắt buộc trong ngành sản xuất chip bán dẫn. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến các ông lớn trong ngành này tìm tới Việt Nam để đầu tư”, - GS. Mại phân tích.
Với việc Việt Nam đã ký kết tham gia 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA), cộng thêm việc Mỹ vừa nâng cấp quan hệ với Việt Nam, đây đều là những yếu tố mà các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá rất cao.
Nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2023
Samsung được Việt Nam ưu ái thế nào?
“Đại diện Intel tại Việt Nam cũng đã khẳng định doanh nghiệp này đánh giá cao môi trường chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam, sự sẵn sàng của lực lượng lao động trẻ và tài năng, cũng như vị trí địa lý nằm ngay trung tâm châu Á, những điều kiện để Intel tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Do đó, tôi khẳng định những luận điểm về thủ tục, thiếu điện là không có căn cứ”, - Chủ tịch VAFIE kết luận.

Intel vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam

Trước đó, tối 7/11 và sáng 8/11, truyền thông Việt Nam đã đưa tin về phản ứng Ban quản lý Khu công nghệ cao TP. HCM, nơi đặt nhà máy Intel trị giá 1,5 tỷ USD ở Việt Nam và của Intel Việt Nam.
Cụ thể, Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM khẳng định, cơ quan này chưa nhận được thông tin chính thức về việc Intel gác lại kế hoạch đầu tư mở rộng 1 tỷ USD.
Trong khi đó, ngày 8/11, trả lời báo Chính phủ về tình hình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, ông Kim Huat Ooi - Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Intel Products Việt Nam cho biết, từ năm 2006 đến tháng 1/2021, tập đoàn này đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào nhà máy Intel Việt Nam.
"Đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục thực hiện đầu tư theo các giai đoạn đã cam kết và vận hành hoạt động sản xuất ổn định", - báo Chính phủ dẫn lời ông Kim Huat Ooi.
Theo ông, Intel Việt Nam là nhà máy có vị trí quan trọng trong hệ thống các nhà máy lắp ráp kiểm định chip của Intel trên toàn cầu. Hiện nhà máy Intel Việt Nam đang đảm nhiệm sản xuất các sản phẩm vi xử lý Raptor Lake thế hệ mới nhất và vi xử lý thế hệ tiếp theo Meteor Lake. Tổng sản lượng của nhà máy tại Việt Nam HIỆN chiếm hơn 50% sản lượng trong hệ thống nhà máy đóng gói và kiểm định của Intel trên toàn cầu.
Intel - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2023
Bất ngờ hủy kế hoạch mở rộng sản xuất chip tại Việt Nam, Intel nói gì?
Intel cũng khẳng định cam kết là đối tác lâu dài, tin cậy và tiếp tục đồng hành phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
"Intel luôn đánh giá cao môi trường chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam, sự sẵn sàng của lực lượng lao động trẻ và tài năng, cũng như vị trí địa lý nằm ngay trung tâm châu Á, những điều kiện để Intel tiếp tục đầu tư vào Việt Nam", - đại diện Intel nhấn mạnh.
Được biết, ở khu vực Đông Nam Á, tính đến thời điểm này, Intel đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, từ tháng 12/2021, Intel đã chi đến 7 tỷ USD để đầu tư xây dựng một nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip mới tại Malaysia, dự kiến sẽ đi vào sản xuất từ năm 2024.
Theo thông tin từ Chính phủ Malaysia, khoản đầu tư 30 tỷ ringgit (7,1 tỷ USD) dự kiến sẽ tạo ra hơn 4.000 việc làm cho Intel và hơn 5.000 việc làm trong lĩnh vực xây dựng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала