Mỹ tăng đầu tư vào Việt Nam: Lợi ích kèm nguy hiểm

© iStock.com / МinhdavCảnh Hà Nội
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2023
Đăng ký
Nền kinh tế Việt Nam không lớn với Mỹ nên lợi ích của họ có từ Việt Nam về kinh tế không nhiều. Và vì thế, không thể tránh khỏi việc các hỗ trợ tài chính và quân sự luôn kèm các yêu cầu về chính trị và đối ngoại. Một rủi ro lớn nữa là dễ bị bán đứng khi cần trao đổi…
Theo các nguồn tin, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang có kế hoạch thực hiện hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam, thể hiện ý định biến quốc gia Đông Nam Á này trở thành một trong những căn cứ quan trọng của họ. Trong cuộc gặp gần đây với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Microsoft, Gates Foundation, SpaceX, Coca-Cola và Pacifico Energy đã tiết lộ kế hoạch đầu tư và kinh doanh của họ tại Việt Nam.

Tiến trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ

Sau gần 30 năm kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện; đến tháng 10/2023 là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ kinh tế Việt Nam – Mỹ có lúc tăng trưởng, có lúc chững lại, có lúc suy giảm… tùy theo độ tin cậy chính trị của hai bên và đặc biệt là tùy theo ý chí chủ quan của hai thế lực chính trị mạnh nhất ở Mỹ là phe Dân chủ và phe Cộng hòa. Đó là nhận định chung của các chuyên gia Việt Nam mà Sputnik đã phỏng vấn.
Hai năm sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ thì văn kiện hợp tác kinh tế đầu tiên lại không phải là văn kiện về kinh tế đơn thuần mà là Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả (tháng 6/1997). Đây là điều dễ hiểu bởi trước đó, khi Mỹ đầu tư ồ ạt vào Trung Quốc trong khoảng 20 năm, họ đã bị mất một số công nghệ lõi, công nghệ chiến lược trên thị trường này”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Jeffrey Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển Bền vững Columbia - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Chuyên gia: Quyền bá chủ của Mỹ về mặt chính trị và kinh tế không còn tồn tại
Dấu mốc đáng kể nhất giúp khai thông bế tắc là Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ (BTA) ký ngày 13-7-2000, có hiệu lực ngày 10-12-2001. Sau đó là việc Quốc hội Mỹ thông qua dự luật áp dụng quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam ngày 9-12-2006. Trong giai đoạn đó thì một loạt các hiệp định hợp tác được ký kết như Hiệp định Hợp tác về khoa học và công nghệ (3-2001); Hiệp định dệt may (5-2003); Hiệp định Hàng không (1-2004); Hiệp định khung hợp tác về kinh tế và kỹ thuật (7-2005); Bản Ghi nhớ hợp tác về Nông nghiệp (6-2005); Hiệp định Vận tải biển (3-2007). Phải đến ngày 21-6-2007, văn kiện hợp tác về đầu tư giữa Mỹ và Việt Nam mới được xác lập bởi Hiệp định khung về Thương mại và Ðầu tư (TIFA).

“Cần lưu ý rằng đó chỉ mới là “hiệp định khung” chưa có nhiều tác động một cách cụ thể và chi tiết về đầu tư giữa hai bên”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long trong cuộc trò chuyện với Sputnik về đầu tư của Mỹ và Việt Nam cũng đã nói rằng “Mỹ đã chậm chân”.
“Trong khi người Mỹ sa đà vào “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” cũng như “vướng bận cạnh tranh” với EU trên thị trường tỷ dân của Trung Quốc và “chậm chân” trong hợp tác kinh tế với Việt Nam thì các nền kinh tế lớn của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội”, - NHà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
© AP Photo / Le Quang NhatIntel tại TP.HCM
Intel tại TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2023
Intel tại TP.HCM
Để chứng minh cho nhận định trên, nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long cũng đã nêu một số con số:
- Năm 1995, Nhật Bản lần đầu tiên đầu tư FDI vào Việt Nam 1,3 tỷ USD gấp hơn 6 lần năm 1994 (khoảng 200 triệu USD).
- Năm 1996, mặc dù chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế nhưng Nhật Bản vẫn đầu tư vào Việt Nam 778,8 triệu USD.
- Năm 1999 đánh dấu mức suy giảm thấp nhất của đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam với con số rất khiêm tốn: 62,1 triệu USD.
- Từ năm 2000 đến năm 2008, số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng dần đều đến đỉnh điểm là năm 2008 là 7,287 tỷ USD. Trung bình 9 năm từ 2000 đến 2008, mỗi năm có khoản 1,685 USD đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Tiếp bước Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 1992 sau khi hai nước ký kết “Hiệp định quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”. Trong giai đoạn 10 năm đầu (1992-2001), Hàn Quốc chú trọng nhiều tới lĩnh vực công nghiệp nhẹ, như may mặc, giầy dép, ba lô, túi sách… và công nghiệp chế biến lâm, hải sản, bởi các lĩnh vực này cần vốn đầu tư ít nhưng lại tận dụng được nhiều nhân công rẻ. Đến giai đoạn thứ 2 (2002-2013), Hàn Quốc đã chuyển mạnh chuyển sang đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp nặng, điện tử, vận tải, bất động sản, khách sạn, nhà hàng với quy mô vốn lớn và công nghệ cao.
“Cần lưu ý là trong giai đoạn này, người Mỹ đã không tận dụng được lợi thế mà họ có được để tăng cường đầu tư vào Việt Nam từ Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ, từ Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) và từ Hiệp định khung về Thương mại và Ðầu tư (TIFA) mà họ đã ký với Việt Nam. Thị trường Việt Nam vẫn được người Mỹ đánh giá ở tầm thấp so với các thị trường lớn như Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Trung Đông.v.v… Mặc dù năm 2008, đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam đạt con số 5,5 tỷ USD, đứng thứ 5 trong số 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.
Năm 2009, Mỹ tận dụng tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 để lần đầu tiên trở thành nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam với số vốn đăng ký 43 dự án cấp mới, 12 dự án tăng vốn với tổng số vốn lên đến 9,8 tỷ USD. Từ thời điểm này, cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc kinh tế thế giới về đầu tư vào Việt Nam bước sang giai đoạn quyết liệt.
Đến năm 2014 thì người Mỹ không những đánh mất vị trí dẫn đầu trong số các nước đầu tư vào Việt Nam mà còn bị đẩy xuống vị trí cuối cùng trong số 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Với tổng số vốn đăng ký chỉ đạt 255,1 triệu USD trong năm 2014, người Mỹ thua kém rất xa các “đối thủ” mới như Malaysia, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông khi các quốc gia và vùng lãnh thổ này có mức số vốn đầu tư vào Việt Nam từ 707,1 triệu USD (Malaysia) đến 2 tỷ 739,5 triệu USD. Trong khi đó thì Hàn Quốc vẫn dẫn đầu với 6,731 tỷ USD.
Năm 2016, người Mỹ cố gắng quay trở lại top 10 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam nhưng chỉ đứng trong nhóm 3 nước “cuối bảng” với số vốn đăng ký chưa bao giờ vượt quá 1 tỷ USD. Từ năm 2018, họ lần thứ hai đánh mất vị trí trong top 10 trước sự cạnh tranh của một số quốc gia EU (Anh, Pháp, Hà Lan), Thái Lan và Australia. Những năm đại dịch COVID-19 (2019-2021) chứng kiến sự suy giảm đáng kể tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Hàn Quốc mất vị trí dẫn đầu vào tay Singapore (1,556 tỷ USD/3,949 tỷ USD năm 2021).
Chỉ đến tháng 10/2022, người Mỹ mới quay trở lại bảng xếp hạng tốp 10 đầu tư vào Việt Nam.

Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam: Những lợi ích và rủi ro

Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài,Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 8 tháng năm 2023, Mỹ có 72 dự án đầu tư mới vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 489 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/8/2023 là 1.286 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 11,7 tỷ USD. Hiện Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 11 trong tổng số 143 nhà đầu tư nước ngoài đang rót vốn vào Việt Nam. Các chuyên gia nhận định rằng, tiềm năng thu hút vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam là rất lớn và đang có sự dịch chuyển vốn của các nhà đầu tư Bắc Mỹ đến Việt Nam.
Nhà máy Garmex Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2023
Cơ hội đón dòng vốn lớn từ APEC vào Việt Nam
Một số ví dụ điển hình: Tập đoàn Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. “Bộ ba” đối tác quen thuộc của Apple tại Việt Nam là Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn, mở rộng nhà máy ở nước ta thời gian gần đây; Amkor Technology khánh thành nhà máy bán dẫn tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD tháng 10/2023. Đây là nhà máy lớn nhất, hiện đại nhất của Amkor trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Amkor Technology cũng sẽ đầu tư 1,6 tỷ USD từ nay đến năm 2035 để xây dựng thêm một nhà máy khác tại tỉnh Bắc Ninh.
Các chuyên gia cho rằng, bây giờ là thời điểm thay đổi cục diện đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện và những thỏa thuận đạt được sau các chuyến thăm Hoa Kỳ gần đây của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.
Vậy việc Mỹ tăng đầu tư vào Việt Nam sẽ mang lại những lợi ích gì cho Việt Nam và …những mối nguy hiểm gì?
Sau đây là một số ý kiến của các chuyên gia Việt Nam Sputnik phỏng vấn.
“Mỹ, với tư cách là quốc gia dẫn đầu về kinh tế, tài chính, công nghệ, là cường quốc quân sự, chính trị… khi thực hiện đầu tư vào Việt Nam có thể đem lại cho Việt Nam những lợi ích đáng kể: Thứ nhất, chia sẻ nguồn lợi ích kinh tế khi Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng nền kinh tế Mỹ. Thứ hai, Việt Nam có cơ hội nhận nguồn vốn đầu tư, vốn vay hùng hậu của Mỹ, đồng minh EU và các tổ chức tài chính hành đầu, nhất là World Bank, IMF… Thứ ba, Việt Nam có thể tiếp cận các công nghệ mới. Điểm thứ tư là Việt Nam có thể cân bằng chính trị với Trung Quốc thông qua việc tạo mối quan hệ chính trị gần gũi hơn với Mỹ, được tạo dựng bởi các mối quan hệ kinh tế, tài chính”, - TS kinh tế Lê Hòa nói với Sputnik.
© Ảnh : Luxshare-ICTCông ty TNHH Luxshare - ICT
Công ty TNHH Luxshare - ICT - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2023
Công ty TNHH Luxshare - ICT
Báo chí Việt Nam thời gian gần đây đề cập và ca ngợi nhiều những lợi ích Việt Nam sẽ có được khi nhận được đầu tư nhiều hơn từ Mỹ. Không ai có thể phủ nhận những lợi ích đó. Nhưng song song với nó còn là những rủi ro không hề nhỏ
“Nền kinh tế Việt Nam không lớn với Mỹ nên lợi ích của họ có từ Việt Nam về kinh tế không nhiều. Và vì thế, không thể tránh khỏi việc các hỗ trợ tài chính và quân sự luôn kèm các yêu cầu về chính trị và đối ngoại. Nếu không khéo, quan hệ với Mỹ sẽ làm phương hại quan hệ với Trung Quốc, quốc gia ảnh hưởng lớn nhất hiện nay về kinh tế, chính trị Việt Nam và có thể gây bất ổn. Một rủi ro lớn nữa là dễ bị bán đứng khi cần trao đổi, nhất là tính nhiệm kỳ của các vị Tổng thống gây quan ngại cho tính nhất quán trong chính sách của Mỹ”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang chia sẻ đánh giá của mình với Sputnik.
Về kỳ vọng Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ, TS Hoàng Giang nói Việt Nam không nên mơ tưởng, sẽ không diễn ra chuyển giao công nghệ:

“Chúng ta thử nhìn lại tiến trình hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài mà xem. Mục tiêu quan trọng nhất của việc thu hút đầu tư nước ngoài chính là chuyển giao công nghệ, nhưng thực tế thì sao? Chưa có sự gắn kết giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Sau hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, kết quả còn xa lắm với mục tiêu ban đầu đặt ra. Theo thống kê năm 2018, chỉ có 5% công nghệ cao được chuyển giao, 15% công nghệ trung bình, còn lại hơn 70% là công nghệ kém, lạc hậu cùng với việc sử dụng lao động phổ thông. Việt Nam không nên kỳ vọng các công ty Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ, sẽ không diễn ra chuyển giao công nghệ đâu. Theo Vụ đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, từ tháng 7-2018 đến hết 2022 có 400 hợp đồng chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, nhưng đây là hoạt động chuyển giao công nghệ giữa công ty mẹ với công ty con, công nghệ không lan tỏa đến khu vực trong nước”, - TS Hoàng Giang nhấn mạnh với Sputnik.

Tiền VND - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.11.2023
Vốn FDI tăng nhờ niềm tin và sự cởi mở của Việt Nam
Các chuyên gia cũng lưu ý một điểm nữa là hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài (khối doanh nghiệp FDI). Điều này làm cho nền kinh tế mất tự chủ và nội lực ngày càng trở nên suy yếu. Đầu tư nước ngoài đang “bóp chết dần” đầu tư trong nước. Đây là vấn đề nguy hiểm, vì bị phụ thuộc. Đầu tư của Mỹ vào càng nhiều thì Việt Nam sẽ càng bị phụ thuộc. Khi nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế.

Mỹ chỉ là một trong ba điểm của tam giác quan hệ quốc tế có tính chiến lược của Việt Nam

Điều gì có thể ẩn sau mong muốn hiện diện của Mỹ trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam và liệu đây có phải là một phần trong kế hoạch định hướng lại Việt Nam hay không trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc và Nga?
Các chuyên gia đánh giá rằng, mong muốn phía Mỹ rất rõ ràng: Bằng cách đầu tư số tiền khổng lồ vào nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam, Hoa Kỳ đang gia tăng ảnh hưởng của mình đối với Việt Nam. Họ muốn “trói” người Việt lại và khi đó người Việt sẽ không thể tự mình đưa ra bất kỳ quyết định nào. Nhưng Việt Nam bây giờ đã khác.

“Việt Nam, với 35 năm hội nhập kinh tế quốc tế đã rút ra một kinh nghiệm quý báu là “không vì lợi ích trước mắt”. Bởi một thực tế hiển nhiên là các đối tác lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia đã có chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam và cũng có những nền tảng quan trọng về công nghệ và tài chính không hề thua kém Mỹ. Hơn nữa, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ là quan hệ đối tác bình đẳng và Việt Nam luôn có các biện pháp để giữ vững sự độc lập của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Hồng Long nói với Sputnik.

Ông Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý, đối với các quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam với Nga và Trung Quốc thì Mỹ cần nhận thức rõ rằng họ chỉ là một trong ba điểm của một tam giác quan hệ quốc tế có tính chiến lược của Việt Nam. Mỹ có lợi thế của nền kinh tế hàng đầu thế giới, nhưng không thể có quan hệ chính trị với Việt Nam như Trung Quốc. Mỹ cũng không thể có quan hệ truyền thống về quân sự và về văn hóa với Việt Nam như đối với Liên bang Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала