Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Quan hệ Mỹ-Philippines ấm lên. Philippines muốn một COC tay ba

© AFP 2023 / Ted Aljibequân nhân Mỹ tại Philippines
quân nhân Mỹ tại Philippines - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2023
Đăng ký
Từ 21/11/2023, quân đội Philippines và quân đội Mỹ đã bắt đầu các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không ở Biển Đông. Philippines còn tiếp cận Việt Nam và Malaysia để bàn về một COC riêng. Nhưng các tuyên bố của Trung Quốc trong thời gian này lại chủ yếu nhằm vào Washington.
Việc quân đội Philippines và quân đội Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không ở Biển Đông được coi là một động thái gửi thông điệp tới Trung Quốc.
Thông điệp đó là gì? Trung Quốc phản ứng như thế nào? Điều gì đã khiến Philippines gần đây đã tiếp cận Việt Nam và Malaysia để bàn một COC riêng? Một COC riêng có ích lợi gì không?
Khách mời của Sputnik hôm nay là Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích các vấn đề quân sự và chính trị quốc tế, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.11.2023
Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về tình hình Biển Đông: Trung Quốc sẽ không nhường một tấc lãnh thổ

Sự ấm lên trong quan hệ Mỹ-Philippines và sự lạnh nhạt đột ngột trong quan hệ Trung Quốc-Philippines

Sputnik: Chào ông Nguyễn Minh Tâm! Ông có bình luận gì về về việc Philippines và Mỹ đã và đang tiến hành các cuộc tuần tra chung trên biển và trên không ở Biển Đông? Philippines muốn gửi thông điệp gì cho Trung Quốc?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an:
Trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines năm 2021, không phải ngẫu nhiên mà chính giới và cử tri nước này lại chọn con trai của cựu tổng thống Ferdinand Marcos, một người “bạn chí cốt” của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và nhiều năm sau đó ngồi vào “Cung điện Maracanang”. Sau gần một thập kỷ tìm kiếm quan hệ hòa hoãn với Trung Quốc với đủ các “chiến thuật” cương và nhu, vận dụng cả công pháp quốc tế kết hợp với đối thoại song phương, có vẻ như chính giới Philippines đã mất hết kiên nhẫn khi chưa có một tương lai khả quan hơn trong quan hệ với Trung Quốc. Đó là nguyên nhân cơ bản để Philippines tăng cường trở lại các quan hệ chính trị, quân sự, kinh tế với Mỹ, đồng minh của họ từ năm 1951.
© AP Photo / Fazry IsmailTổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2023
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.
Nhìn chung, quan hệ Philippines với Mỹ có lúc nồng ấm, có lúc lạnh nhạt nhưng đó dường như chỉ là những thủ thuật để giải quyết bài toán quan hệ với Trung Quốc. Còn những thỏa thuận cơ bản trong quan hệ Mỹ - Philippines thì vẫn tồn tại từ lâu và luôn là nền tảng pháp lý, là trụ cột của quan hệ đó. Ba trụ cột cơ bản đó là:
1.
Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT) được ký kết năm 1951, trong đó có quy định rằng hai bên sẽ bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp một bên bị lực lượng nước ngoài tấn công.
2.
Thỏa thuận về sự thăm viếng lẫn nhau của các lực lượng quốc phòng (VFA) được ký kết năm 1998, có hiệu lực từ năm 1999.
3.
Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng (EDCA) được Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Philippines Benigno Aquino III ký năm 2014. Trong thỏa thuận này có quy định cho phép quân đội Mỹ sử dụng 05 căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines.
Trên thực tế thì Philippines đã có các động thái muốn đưa quan hệ Manila-Bắc Kinh lên một tầm cao mới để bảo đảm ổn định và hòa bình thông qua chuyến thăm chính thức Trung Quốc ngày 6/1/2023 của tân tổng thống Ferdinand Marcos Jr. Ông cho biết sẽ nắm bắt cơ hội để tăng cường quan hệ đầu tư và thương mại sôi động với Trung Quốc trong bối cảnh Philippines tăng tốc phục hồi kinh tế. Mặc dù hai nước đã ký tới 14 thỏa thuận về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nhưng đã không đạt được sự nhất trí về vấn đề an ninh chủ quyền ở Biển Đông.
Chỉ một tháng sau chuyến thăm, ngày 14/2/2023, Tổng thống Marcos đã triệu tập đại sứ của Trung Quốc để bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về “các hành động gây hấn ngày càng thường xuyên” của Bắc Kinh đối với lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và ngư dân của nước này ở Biển Đông. Sau đó, các sự cố diễn ra tại khu vực bãi cạn Scarborough hồi tháng 8 và tháng 10/2023 đã tạo ra nguy cơ xóa bỏ những thành quả mà hai bên đã đạt được hồi đầu năm.
Vì vậy, sự ấm lên trong quan hệ Mỹ-Philippines và sự lạnh nhạt đột ngột trong quan hệ Trung Quốc-Philippines đã trở thành một lời cảnh báo cứng rắn của Philippines đối với Trung Quốc hãy lưu ý thích đáng đến cam kết của tân tổng thống Marcos rằng “Đất nước này sẽ không để mất một tấc đất nào. Chúng ta sẽ tiếp tục bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền phù hợp với hiến pháp của chúng ta và luật quốc tế. Chúng ta sẽ hợp tác với các nước láng giềng để bảo vệ an toàn và an ninh cho người dân”. Hàm ý của Philippines là kỳ vọng của họ vào mối quan hệ sâu sắc hơn với trung Quốc đã được đặt không đúng lúc, đúng chỗ. Và Trung Quốc cũng đừng nên trách cứ Philippines khi họ kết nối trở lại với đồng minh lâu năm là Mỹ.
Tàu vận tải RMS Sierra Madre của Philippines cố tình neo đậu ở bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2023
Biển Đông
Bắc Kinh tìm cách cân bằng ảnh hưởng với Mỹ ở Đông Nam Á

Trung Quốc lo ngại và cho rằng, Philippines đang bị lợi dụng

Sputnik: Trung Quốc đã có những phản ứng cứng rắn, và dường như họ cho rằng, Philippines có thể sẽ trở thành căn cứ hậu cần quan trọng cho một kịch bản tồi tệ ở hai bên bờ eo biển đảo Đài Loan. Ông đánh giá như thế nào về phản ứng của Trung Quốc?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an:
Đúng là Trung Quốc đã có những phản ứng rất cứng rắn trước động thái của Philippines khi nước này nối lại các hoạt động tuần tra chung trên biển với Mỹ và cho phép Mỹ sử dụng tới 9 căn cứ quân sự trên lãnh thổ của Philippines (tăng 4 căn cứ so với thỏa thuận năm 2014). Mặc dù phía Philippines tuyên bố trấn an rằng việc người Mỹ sử dụng các căn cứ quân sự ở nước này nhằm mục đích tấn công nhưng Bắc Kinh tỏ ra không tin tưởng vào lời cam kết đó. Đúng là họ cho rằng, Philippines sẽ trở thành căn cứ hậu cần quan trọng cho một kịch bản tồi tệ ở hai bên bờ eo biển đảo Đài Loan có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.
Phía Trung Quốc cho rằng Philippines đang bị lợi dụng và hy vọng “phía Philippines cảnh giác, tránh bị lợi dụng và lôi kéo vào vùng biển rắc rối”. Do đó, khác với nhiều tuyên bố trước đây, các tuyên bố của Trung Quốc trong thời gian này nhằm vào Washington và Lầu Năm Góc nhiều hơn là nhằm vào Manila.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đã nói thẳng rằng: “Mỹ, vì lợi ích cá nhân và tâm lý trò chơi được/mất, đã tiếp tục tăng cường thế trận quân sự ở khu vực. Những hành động của họ làm gia tăng căng thẳng, gây suy yếu hoà bình và ổn định khu vực”.
Tuy nhiên, Trung Quốc còn lo ngại hơn thế khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Năng lượng Philippines Raphael Lotilla ký kết thỏa thuận về năng lượng hạt nhân dân sự ngay bên lề Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 tại San Francisco. Nội dung chính của thỏa thuận này là Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ và cung ứng chất liệu để giúp Philippinescó năng lượng hạt nhân sử dụng vào mục đích dân sự.
Người Trung Quốc có lý do để lo ngại bởi ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, vấn đề hạt nhân, bao gồm cả việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích dân sự hòa bình lẫn mục tiêu quân sự và an ninh càng thêm phức tạp, nhạy cảm về nhiều phương diện. Đơn giản là vì ở Châu Á – Thái Bình Dương đã có thế trận đối đầu hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, có vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, có bất hòa giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc đều là cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới. Người Trung Quốc nhận thức được rằng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Philippines không chỉ là sự “tranh cướp” các “hợp đồng hạt nhân” mà Bắc Kinh hy vọng đạt được với Manila mà còn phản ánh mức độ mới và chất lượng mới trong mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines. Thỏa thuận này sẽ hỗ trợ cho mối quan hệ đồng minh quân sự truyền thống này thêm bền chặt và tin cậy. Nó cũng làm tăng mức độ quan trọng của Philippines trong ý đồ cạnh tranh chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hiện tại Bắc Kinh rất khó có thể phản ứng cứng rắn với việc Mỹ và Philippines ký kết thỏa thuận về hạt nhân dân sự. Nhiều khả năng là trong thời gian tới, Bắc Kinh không muốn gia tăng sức ép đối với Manila bởi điều đó chẳng khác gì đẩy Philippines liên kết chặt chẽ hơn nữa với Mỹ và tạo ra một kẻ thù ngay bên cạnh mình. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể tác động tới một số quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với Manila để bày tỏ quan điểm của họ.

Một COC riêng – có phải là gợi ý đến từ Washington?

Sputnik: Gần đây, Philippines đã tiếp cận Việt Nam và Malaysia để bàn về một COC riêng. Tôi thấy điều này hơi lạ, vì COC trước hết liên quan đến mối quan hệ của ASEAN và Trung Quốc, là một cơ chế pháp lý cho phép quản lý xung đột hiệu quả, với cả Trung Quốc trên Biển Đông. Ông có bình luận gì về động thái này của Philippines?
Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Khoa giáo, Bộ Công an:
Trước hết, cách hiểu của Manila về một COC bộ ba Philippines – Việt Nam – Malaysia phản ánh một quan điểm thiển cận. Bởi các quốc gia trong ASEAN, trong đó có ba nước nói trên đã có nhiều thỏa thuận về các vùng chồng lấn, về khai thác nguồn lợi từ biển. Những tranh chấp giữa ba nước này chỉ giới hạn trong khu vực quần đảo Trường Sa và một số khu vực phía Nam Biển Đông. Và điều quan trọng là cả ba nước này đều đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Trong khi đó thì bản chất của việc xây dựng COC là một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý, mang lại giải pháp quản lý xung đột hiệu quả, trong đó có quản lý xung đột với Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Tiến tới COC là một trong những thỏa thuận quan trọng đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN. Vì vậy, xây dựng một COC riêng rẽ giữa Philippines với Việt Nam và Malaysia theo quan điểm của Philippines là một việc làm không cần thiết, nếu không nói là vô ích.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2023
Biển Đông
Thái độ mới của Philippines trong cạnh tranh địa chiến lược Trung – Mỹ tại Biển Đông
Ngoài ra, đây còn có thể là một gợi ý đến từ Washington nhằm ngầm thiết lập một liên minh tay ba chống Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu điều đó xảy ra thì nguy cơ chia rẽ ASEAN sẽ tăng lên. Và kéo theo đó là sẽ là sự thúc đẩy gia tăng căng thẳng ở Biển Đông giữa Trung Quốc và ba nước nói trên, điều mà Việt Nam và các nước ASEAN cũng như nhiều quốc gia khác có lợi ích gắn với Biển Đông đều không muốn. Hơn nữa, việc bỏ qua vai trò, vị trí của Trung Quốc trong COC là điều bất hợp lý bởi Trung Quốc cũng sở hữu một vùng lãnh hải kèm theo vùng EEZ rộng lớn ở cực Bắc Biển Đông theo quy định của UNCLOS 1982. Bởi vậy, một COC tay ba Philippines, Việt Nam, Malaysia chỉ có lợi cho Mỹ và phương Tây. Và đương nhiên là người Mỹ rất mong muốn điều này.
Cảnh báo về ý tưởng xây dựng một COC tay ba Việt Nam, Philippines, Malaysia, phía Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng mọi nỗ lực tách khỏi khuôn khổ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tinh thần của DOC đều vô giá trị. Vì vậy, một COC riêng rẽ theo cách hiểu của Manila sẽ trở thành một “cú ngáng đường” trong khi các cuộc đàm phán với Trung Quốc về một COC đang diễn ra rất phức tạp và kéo dài.
Tuy nhiên, nếu hiểu vấn đề từ khía cạnh đàm phán giữa các nước ASEAN với Trung Quốc thì một bộ ba Việt Nam – Philippines – Malaysia nhận lãnh trách nhiệm “đứng mũi chịu sào” trong đàm phán với Trung Quốc để tiến tới một COC công bằng, bình đẳng và thực chất lại có thể là lối thoát cho sự bế tắc nhiều năm qua trong các cuộc đàm phán. Bởi trong số 10 quốc gia ASEAN, không phải quốc gia nào cũng có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông. Trong các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN thường niên, đã không ít lần diễn ra tình trạng “đồng sàng dị mộng”. Ngoài Lào và Myanmar là hai nước không tiếp giáp trực tiếp với Biển Đông, các nước Thái Lan và Campuchia cũng không hề hấn gì về lãnh thổ biển do cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vạch vẽ đã không “động chạm” tới hải phận của họ. Indonesia cũng bị ảnh hưởng bởi tham vọng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nhưng chỉ giới hạn hẹp trong phạm vi quần đảo Natuna với điểm xa nhất được đánh dấu bởi vùng EEZ của đảo Natuna Bắc.
Trong tình hình đó, việc các quốc gia ASEAN có nhận thức chung đối với COC là điều không khó. Nhưng muốn đi đến một COC công bằng, thực chất, có hiệu lực pháp lý quốc tế đầy đủ thì không phải quốc gia ASEAN nào cũng “mặn mà” khi họ phải tính đến lợi ích của bản thân mình trong quan hệ với Trung Quốc. Vì vậy, việc để các quốc gia có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông “đi tiên phong” trong đàm phán với Trung Quốc về COC rồi sau đó, các quốc gia khác ở ASEAN cùng tham gia tùy theo sự liên quan về lợi ích của họ là hợp lý hơn cả.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала