Thực ra Việt Nam đưa công thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đời sống như thế nào?

© TTXVN - Hoàng Thống NhấtChủ tịch nước và Thủ tướng Nhật Bản chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác
Chủ tịch nước và Thủ tướng Nhật Bản chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2023
Đăng ký
Các bài viết và phóng sự về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài trong tuần qua cơ bản tập trung vào hai chủ đề là chính sách đối ngoại và kinh tế, nhưng cũng không ít bài viết với những phân tích sâu rộng thú vị.
Đó là những đề tài mà chúng tôi sẽ tóm tắt trong bài tổng quan đầu tiên của mùa đông này dành cho chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Thêm bạn, bớt thù

Đó là nguyên tắc của chính sách đối ngoại do Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra và đang được ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay vận dụng một cách xuất sắc. Chỉ trong tháng 9, quan hệ với một cựu thù là Hoa Kỳ đã được nâng lên tầm cao nhất, và bây giờ đến lượt một cựu thù và kẻ chiếm đóng khác.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Tokyo nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên mức "Đối tác Chiến lược Toàn diện". Hợp tác trong lĩnh vực an ninh sẽ được mở rộng, đặc biệt là trong việc cung cấp thiết bị quốc phòng của Nhật Bản, an ninh hàng hải và trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, như báo The Diplomat lưu ý. Lãnh đạo cấp cao của hai nước cũng nhất trí tiếp tục củng cố quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam và là nguồn đầu tư nước ngoài lớn thứ ba rót vốn vào Việt Nam. Việc Việt Nam nâng cao quan hệ với Nhật Bản phản ánh mối quan ngại của hai nước về sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Nhật Bản muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng quan trọng khỏi lệ thuộc vào Trung Quốc, còn Việt Nam từ lâu đã cố gắng giảm nhẹ độ phụ thuộc vào nước láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc.
Lễ đón Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm chính thức Nhật Bản - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
Đầu tư của Nhật Bản tạo điểm tựa cho Việt Nam
Cơ quan ngôn luận chính thức của Bắc Kinh là Global Times cho rằng Việt Nam không hăng hái tham dự vào trò chơi của Mỹ-Nhật dưới danh nghĩa kiềm chế Trung Quốc. Theo tờ báo này, kế hoạch của Hà Nội là tái định hình chuỗi cung ứng quốc tế theo hướng có lợi cho mình, được hỗ trợ bởi Hoa Kỳ và Nhật Bản, và không gì hơn nữa.
Còn các quan sát viên của Bloomberg chú ý đến chi tiết là các đại diện Việt Nam và Trung Quốc đang lên kế hoạch cho chuyến công du của ông Tập Cận Bình đến Hà Nội từ ngày 14 đến 16 tháng 12.
Hãng thông tấn Anadolu Agency của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp thông tin về việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tới Hà Nội để chuẩn bị cho cuộc họp Ban chỉ đạo Uỷ ban hợp tác song phương Trung-Việt. Cũng là Anadolu Agency cho biết về tiến trình đàm phán của ông Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ở Thổ Nhĩ Kỳ và báo tin rằng phía Hà Nội đã sẵn sàng ký hiệp định ngoại thương với Ankara.
Thủ tướng và Phu nhân gặp cán bộ, nhân viên ĐSQ và cộng đồng người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
"Bây giờ đi đâu chúng ta cũng có quyền ngẩng đầu nói là người Việt Nam"

Di sản phức tạp của Kissinger

Những tờ báo Mỹ uy tín nhất trong tuần qua đã dành nhiều bài viết sau khi ông Henry Kissinger từ trần ở tuổi 100, trong tương quan này nhắc nhớ tới vai trò của ông trong Chiến tranh Việt Nam. Tờ New York Times đánh giá Henry Kissinger là Ngoại trưởng Hoa Kỳ quyền lực nhất thời hậu chiến, vừa được tôn vinh vừa bị chỉ trích vì vai trò của cá nhân ông trong nền chính trị toàn cầu. Cho đến nay di sản phức tạp của Kissinger vẫn còn tiếng vang trong quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông.
Với tư cách là Ngoại trưởng, Henry Kissinger nổi tiếng như là nhân vật tiên phong trong chính sách hòa dịu giảm căng thẳng với Liên Xô và thúc đẩy chính sách mở cửa trong quan hệ với Trung Quốc. Kissinger cũng được ghi nhận là người cuối cùng đưa nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Nhưng trong khi đó phái chỉ trích Kissinger khẳng định rằng các chính sách của ông đã góp phần gây ra cái chết của hàng triệu con người, cho phép ném bom oanh tạc ồ ạt ở Campuchia và Lào, ngăn chặn không cho một nhà lãnh đạo được bầu cử dân chủ lên nắm quyền ở Chile, gây tội diệt chủng ở Đông Timor và Bangladesh cũng như cuộc nội chiến ở miền nam châu Phi.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, năm 2012 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
Tổng thống Putin: Kissinger là nhà ngoại giao xuất sắc, một chính khách khôn ngoan và có tầm nhìn xa

Đường sắt, thuế và xe VF 9 sang chảnh

Tờ Asia Financial số ra tuần này cho biết rằng các quan chức Trung Quốc và Việt Nam đang thảo luận về khả năng nâng cấp các tuyến đường sắt của hai nước, bao gồm cả tuyến đường lịch sử chạy qua một phần miền Bắc Việt Nam với trữ lượng lớn tài nguyên kim loại đất hiếm. Các cuộc đàm phán đề cập đến tuyến đường từ Côn Minh đến Hà Nội và xa hơn đến Hải Phòng. Tăng cường liên kết đường sắt có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, về cơ bản là nông sản, song song thúc đẩy du lịch Trung Quốc tới các địa phương miền Bắc Việt Nam và giúp các ngành sản xuất của hai nước hội nhập sâu hơn nữa.
Trong khi đó tờ Harvard Business Review có bài viết đưa ra nhận định rằng sự kết hợp giữa địa lý và công nghệ đã biến Việt Nam thành một trung tâm kỹ thuật số giúp các tổ chức thăng hoa phát triển mạnh nhờ vào cách thay thế cơ sở hạ tầng cũ kỹ và những hoạt động rời rạc đơn lẻ. Các tổ chức kỹ thuật số có trụ sở tại Việt Nam đã tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn kỹ thuật và tiếp cận nguồn nhân lực lành nghề cần thiết để hỗ trợ các quy trình như xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu, quản lý cơ sở hạ tầng đám mây, đa dạng hóa rủi ro và tối ưu hóa hiệu suất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đại diện các nước tham dự COP28 chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
VinFast là đại diện doanh nghiệp Việt Nam duy nhất phát biểu tại COP28
Tờ Financial Times báo tin Việt Nam sẽ tăng thuế suất lên 15% đối với các công ty đa quốc gia, phù hợp với thỏa thuận toàn cầu về đấu tranh chống trốn thuế doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam đã là 20%, nhưng trong nhiều năm, Hà Nội đã ban hành những chính sách giảm và miễn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài cỡ lớn, cho phép các tập đoàn như Samsung chỉ phải trả thuế ở mức 5%.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính nước chủ nhà, bước đi mới này sẽ động chạm đến 122 công ty đa quốc gia và mang lại doanh thu 603 triệu USD cho Chính phủ. Một số chuyên gia phân tích cho rằng những thay đổi sẽ có hiệu lực vào tháng 1 có thể khiến Việt Nam kém sức thu hút trước các nhà đầu tư nước ngoài, những cũng có những người khác cho rằng Việt Nam có nhiều nhiều yếu tố hấp dẫn khác ngoài lợi ích ưu đãi về thuế.
Báo Wired nêu ý kiến rằng hợp tác với Việt Nam trong sản xuất chất bán dẫn có thể giúp Hoa Kỳ giảm bớt sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng công nghệ Trung Quốc. Nhưng việc tách khỏi gã khổng lồ về sản xuất chip như Trung Quốc sẽ không hề đơn giản dễ dàng bởi nước này có vị thế vô đối trên thế giới dưới góc độ quy mô đưa ra đề xuất, lực lượng lao động cũng như toàn bộ hệ sinh thái.
Bài viết trong tuần này của Reuters thông báo rằng Việt Nam đang hoàn tất các cam kết cải cách với chính phủ G7 và các tổ chức tín dụng đa phương, có thể giải phong toả các khoản vay hàng tỷ USD để cắt giảm việc sử dụng than ở trung tâm sản xuất Đông Nam Á này.
Những cam kết đó có thể được giới thiệu tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP28 ở UAE, nơi đại diện Việt Nam là Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự.
Tại hội nghị thượng đỉnh này, VinFast Auto công bố sẽ trưng bày mẫu xe điện mới nhất của mình là VF 9 – mẫu xe địa hình SUV điện bề thế với công suất lên tới 402 mã lực, nội thất thượng hạng, công nghệ tiên tiến, ghế trước có chức năng massage, thông gió và sưởi ấm, màn hình thông tin-giải trí, 11 túi khí và nhiều trang bị sang chảnh hơn nữa, như tờ Prnewswire phản ánh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала