Sang Campuchia "học lỏm" mánh khóe rồi về Việt Nam chiếm đoạt 20 tỷ

© Depositphotos.com / REDPIXELHacker.
Hacker. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 21/12, sau thời gian xác lập chuyên án đấu tranh, lực lượng Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết đơn vị đã phá thành công chuyên án bắt giữ ổ nhóm chuyên thực hiện hành vi lừa đảo.
Thông tin với PV ANTĐ, chỉ huy Công an quận Hà Đông cho biết bằng liên hoàn các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng CSHS phát hiện đối tượng Bùi Mạnh Cường (SN 1996; trú tại phường Văn Quán, Hà Đông) có nhiều biểu hiện nghi vấn. Đi sâu xác minh, trinh sát xác định Cường có quan hệ với Nguyễn Đức Tùng (SN 1993; trú tại phường Mộ Lao, Hà Đông), là đối tượng thường xuyên xuất nhập cảnh sang Campuchia rồi về Việt Nam, với nhiều biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội trên không gian mạng.
Tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng CSHS nắm được đối tượng Tùng thuê phòng 1707 chung cư Hồ Gươm thuộc phường Mộ Lao và phòng 2705 chung cư King Place thuộc phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội, cho khoảng 20 đối tượng có độ tuổi 18-25 sử dụng máy tính truy cập Internet hoạt động bên trong.
Điện thoại và hình ảnh khóa - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2023
Người Việt bị lừa đảo nhiều nhất tại châu Á qua điện thoại
Ngày 19/12, Ban chỉ huy Công an quận Hà Đông đã chỉ đạo lực lượng CSHS chủ trì, tổ chức bất ngờ kiểm tra 2 căn hộ trên; kết quả phát hiện quả tang 21 đối tượng đang sử dụng máy tính có kết nối Internet thực hiện hành vi lừa đảo trên không gian mạng.
Theo điều tra ban đầu, Bùi Mạnh Cường (27 tuổi) có quan hệ với Nguyễn Đức Tùng (30 tuổi). Trong đó, Tùng thường xuyên sang Campuchia với nhiều biểu hiện bất thường.
Tùng khai sau nhiều lần sang Campuchia, đối tượng thấy việc lừa đảo trên mạng xã hội... là rất dễ dàng và kiếm được nhiều tiền.
Về Việt Nam, tháng 11, Tùng thuê căn hộ cho 13 người có chuyên môn tin học, khoa học công nghệ và chia thành các nhóm nhỏ 3-5 người. Trưởng nhóm được Tùng trả thù lao 100-150 triệu đồng/tháng, người còn lại 20 triệu đồng/tháng.
Theo chỉ đạo của Tùng, các đối tượng mua hàng nghìn tài khoản Facebook ảo, chạy quảng cáo đăng bài tuyển dụng cộng tác viên bán vé máy bay. Chúng đưa "bẫy" là mức chiết khấu lên tới 20% tiền vé.
Khi có "con mồi", chúng tạo niềm tin bằng "chim mồi", giả là khách đặt mua vé và tiến hành thanh toán như bình thường. Đến khi nạn nhân đặt mua vé với số lượng lớn, chuyển tiền vào tài khoản của các đối tượng thì chúng cắt đứt mọi liên lạc, chiếm đoạt tài sản.
Số tiền chiếm được, Tùng mua bán tiền ảo ở các sàn nước ngoài nhằm xóa dấu vết.
Phạm Mỹ Hạnh chỉ đạo cộng sự vẽ ra miếng bánh dự án sâm Ngọc Linh để lừa đảo dưới hình thức huy động vốn, số tiền lên tới hơn 1.264 tỷ đồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2023
Phạm Mỹ Hạnh vẽ ‘dự án ma’ Sâm Ngọc Linh lừa đảo đa cấp: Vụ án đặc biệt nghiêm trọng
Công an quận Hà Đông cho biết, tổng số tiền các đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều nạn nhân trên cả nước là khoảng 20 tỷ đồng.
Quá trình đấu tranh, Ban chuyên án thu giữ tang vật ôtô Mercedes E300 mang BKS: 30E-679.46, 21 máy tính xách tay, 40 điện thoại di động, 42 tài khoản ngân hàng, đã được phong tỏa tài khoản với số tiền trong tài khoản khoảng 1 tỷ đồng.
Căn cứ kết quả điều tra và các tài liệu chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông đã ra Quyết định khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Tùng, Bùi Mạnh Cường, Lương Khánh Toàn, Phạm Đỗ Quang, Vương Thanh Bình, Mai Thanh Nam, Trần Anh Luân, Dương Minh Phú, Vũ Bá Minh, Lương Vũ Hoàng, Giang Sơn Tùng, Nguyễn Minh Đức, Đào Mỹ Trung, Lê Minh Đức về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 BLHS; tiếp tục củng cố tài liệu, xử lý các đối tượng liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала